Tổng hợp nhận định Luật hình sự sưu tầm

kienthuc4share xin gửi tới các bạn đề thi luật – Tổng hợp nhận định Luật hình sự sưu tầm

  1. Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng là biện pháp cuối cùng.

 

  1. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không có hiệu lực hồi tố.

 

  1. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam

 

  1. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam.

 

  1. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đang hoạt động trên đường bay quốc tế thì không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam

 

  1. A bị toà án kết án 5 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều  133 BLHS nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng.

 

  1. A bị toà án xử phạt 3 năm tù là A phạm tội ít nghiêm trọng

 

  1. A bị toà kết án 7 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều  93 BLHS, nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng

 

  1. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 139 BLHS và A bị toà án tuyên phạt 3 năm tù, nên tội của A là tội ít nghiêm trọng.

 

  1. Không có lỗi thì không có TNHS

 

  1. Tính phải chịu hình phạt là đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm

 

  1. Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.

 

  1. Tội buôn lậu là tội phạm rất nghiêm trọng.

 

  1. Tội cướp tài sản là tội đặc biệt nghiêm trọng.

 

  1. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

 

  1. Tội ít nghiêm trọng là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất do toà án áp dụng là đến 3 năm tù

 

  1. Tội phạm được chia làm 3 loại là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.

 

  1. Tội phạm và những vi phạm pháp luật khác chỉ khác nhau về mức độ nguy hiểm cho XH.

 

  1. Không có lỗi thì không có TNHS

 

  1. Cấu thành tội phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 104 là cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

 

  1. Cấu thành tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 138 là cấu thành tăng nặng của tội trộm cắp tài sản

 

  1. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm chỉ được phản ánh trong cấu thành tội phạm của các tội có cấu thành tội phạm hình thức

 

  1. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm là mối quan hệ giữa một khái niệm pháp lý và một hiện tượng xã hội

 

  1. Đối tượng tác động của tội phạm chỉ có thể là con người

 

  1. Một tội phạm cụ thể có thể không có đối tượng tác động của tội phạm

 

  1. Hành động phạm tội nguy hiểm hơn không hành động phạm tội

 

  1. Người gây thiệt hại cho xã hội do bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu TNHS

 

  1. Người gây thiệt hại cho xã hội do bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu TNHS.

 

  1. Tội phạm chỉ được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội

 

  1. Dấu hiệu quan hệ gia đình có thể là dấu hiệu của chủ thể đặc biệt

 

  1. Người 15 tuổi có thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

 

  1. Người 15 tuổi có thể bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản
  2. Người 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản.

 

  1. Người bị bệnh tâm thần không phải chịu TNHS về thiệt hại đã gây ra cho xã hội.

 

  1. Người chưa thành niên phạm tội phải chịu TNHS về mọi tội phạm

 

  1. Người đủ 14 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản.

 

  1. Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cản trở GTĐB (Điều 203)

 

  1. Người mắc bệnh tâm thần có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại đã gây ra cho XH.

 

  1. Người mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi gây thiết hại cho xã hội thì không bị truy cứu TNHS

 

  1. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng chất kích thích mạnh được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

  1. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

  1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng.

 

  1. Nhân thân người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc QĐHP

 

  1. Việc xem xét nhân thân người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong quyết định hình phạt.

 

  1. Người đủ 15 tuổi có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người (Điều 93 BLHS)

 

  1. Chỉ trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.

 

  1. Gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

 

  1. Khi thực hiện tội phạm với lỗi vô ý vì quá tự tin, người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội

 

  1. Người gây thiệt hại lớn cho xã hội nhưng không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra thì không phải chịu TNHS

 

  1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng có sự hiểu lầm về những tình tiết thực tế của hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu TNHS

 

  1. Trong lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội có thể không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.

 

  1. Trong lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin, người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.

 

  1. Trong trường hợp sự kiện bất ngờ, người đã gây hậu quả nguy hại cho xã hội có thể thấy trước hậu quả đó.

 

  1. Trong trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả, người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.

BỘ CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ 1 (TỪ CHƯƠNG 9 ĐẾN CHƯƠNG 13)

  1. Hành vi đi liền trước hành vi khách quan thực chất là hành vi chuẩn bị phạm tội.

 

  1. Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều phải chịu TNHS.

 

  1. Người chuẩn bị phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi chuẩn bị, chưa gây ra hậu quả của tội phạm.

 

  1. Người chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

  1. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội phá huỷ các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG thì phải chịu TNHS về hành vi đó.

 

  1. Người phạm tội chưa đạt không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chưa gây ra hậu quả nguy hiểm.

 

  1. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể được miễn TNHS về tội định phạm

 

  1. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể phải chịu TNHS về tội định thực hiện

 

  1. Phạm tội chưa đạt là trường hợp tội phạm bị dừng lại do nguyên nhân chủ quan.

 

  1. Phạm tội chưa đạt vô hiệu không phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

  1. Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện không có tính năng tác dụng mà người đó muốn.

 

  1. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của một trong số những người đồng phạm có thể được áp dụng đối với những người đồng phạm khác.

 

  1. Lỗi của những người phạm tội trong mọi trường hợp đồng phạm là lỗi cố ý

 

  1. Lỗi trong đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp

 

  1. Người giúp sức bằng lời hứa hẹn trước không đòi hỏi người đó phải thực hiện lời hứa.

 

  1. Người mẹ biết rõ con mình phạm tội trộm cắp tài sản mà không tố giác cũng không phạm tội không tố giác tội phạm

 

  1. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm nguy hiểm nhất.

 

  1. Phạm tội dưới hình thức đồng phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

 

  1. Trong đồng phạm chỉ có người thực hành mới có thể thực hiện tội phạm bằng không hành động.

 

  1. Trong đồng phạm, người có hành vi giúp sức bằng lời hứa hẹn trước chỉ phải chịu TNHS khi đã thực hiện lời hứa đó

 

  1. Trong đồng phạm, những người cùng thực hiện tội phạm có thể có các mục đích phạm tội khác nhau

 

  1. Bản chất của phòng vệ chính đáng chính là việc công dân có quyền tự xử.

 

  1. Người có hành vi phòng vệ quá sớm phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

  1. Người phòng vệ chính đáng chỉ được quyền phòng vệ khi hành vi tấn công đang xảy ra.

 

  1. Người phòng vệ quá sớm không phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

  1. Người PVCĐ chỉ được thực hiện hành vi chống trả khi hành vi xâm hại đang xẩy ra

 

  1. Nội dung của phòng vệ chính đáng là hành vi phòng vệ phải nhằm gây thiệt hại cho chính người có hành vi tấn công.

 

  1. Phạm tội do vượt qua giới hạn PVCĐ thì được miễn TNHS

 

  1. Trong phòng vệ chính đáng, người phòng vệ có thể được gây thiệt hại cho người thứ ba.

 

  1. Trong phòng vệ chính đáng, thiệt hại do người phòng vệ gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại do người tấn công đã gây ra hoặc đe doạ gây ra.

 

  1. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp phòng vệ quá sớm.

 

  1. Bất cứ người nào phạm tội cũng phải chịu hình phạt trên thực tế

 

  1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.

 

  1. Hình phạt là hình thức biểu hiện duy nhất của TNHS

 

  1. Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Toà án có thể miễn hình phạt đối với người phạm tội

 

  1. Miễn TNHS là một biểu hiện cụ thể của trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm.

 

  1. Miễn TNHS là trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm

 

  1. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

 

  1. Cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.

 

  1. Cải tạo không giam giữ không thể được áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng.

 

  1. Cải tạo không giam giữ và án treo giống nhau ổ chỗ đều là hình phạt không tước tự do của người bị kết án.

 

  1. Đối với mỗi tội phạm, Toà án chỉ được tuyên một hình phạt.

 

  1. Hệ thống hình phạt gồm các hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp.

 

  1. Hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng.

 

  1. Hình phạt tiền được quy định trong BLHS chỉ là hình phạt chính.

 

  1. Hình phạt tù chung thân không áp dụng đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

 

  1. Hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội có mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là 20 năm.

 

  1. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội nếu tội phạm được họ thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi

 

  1. Mỗi người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

 

  1. Tù chung thân có thể áp dụng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

 

  1. Tử hình là hình phạt có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

 

BỘ CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ 1 (TỪ CHƯƠNG 14 ĐẾN CHƯƠNG 16)

  1. A bị kết án 7 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Sau khi chấp hành xong hình phạt, chưa được xoá án tích, A lại phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 2 Điều 98 BLHS. Trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm nguy hiểm

 

  1. Điều kiện để Toà án quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS là người phạm tội phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS

 

  1. Đối với hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội có thể bị phạt đến 30 năm tù

 

  1. Đối với hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội có thể bị phạt tới 30 năm.

 

  1. Đối với trường hợp tổng hợp hình phạt chính khác loại, Toà án phải chuyển đổi các hình phạt đó về cùng một loại hình phạt để tuyên đối với bị cáo.

 

  1. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người, chưa được xoá án tích lại phạm tội giết người

 

  1. Khi có 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên thì toà án có thể QĐHP nẹ hơn quy định của BLHS

 

  1. Khi QĐHP toà án có thể nêu thêm các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS ngoài các tình tiết được nêu tại  Điều 46, Điều 48 BLHS

 

  1.  Khi QĐHP, toà án không được coi các tình tiết khác ngoài những tình tiết đã nêu tại Điều 48 BLHS, là tình tiết tăng nặng TNHS.

 

  1. Khi quyết định hình phạt, toà án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 46

 

  1.  Khi quyết định hình phạt, Toà án có thể coi các tình tiết khác ngoài những tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS là tình tiết giảm nhẹ TNHS

 

  1. Khi quyết định hình phạt, Toà án có thể coi những tình tiết khác ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS là tình tiết tăng nặng TNHS.

 

  1. Một tình tiết đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì vẫn có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

  1. Người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt đến 20 năm tù

 

  1. Người phạm tội đã bị kết án về tội giết người lại phạm tội cướp tài sản thì bị coi là tái phạm nguy hiểm

 

  1. Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã tái phạm, chưa được xoá án tích người phạm tội lại phạm tội mới

 

  1. Tội cướp tài sản thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích lại phạm tội cướp tài sản

 

  1. Án treo chỉ được áp dụng đối với người chưa có tiền án, tiền sự

 

  1. Án treo chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng

 

  1. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện

 

  1. Án treo là biện pháp miễn hình phạt.

 

  1. Án treo là hình phạt không tước tự do của người bị kết án.

 

  1. Án treo là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù

 

  1. Chỉ cho bị cáo được hưởng án treo khi tội mà bị cáo đã phạm là tội ít nghiêm trọng

 

  1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và miễn thời gian thử thách cho người đó.

 

  1. Người có tiền án, tiền sự thì không được Toà án cho hưởng án treo.

 

  1. Người được hưởng án treo có thể được miễn thời gian thử thách

 

  1. Người được hưởng án treo có thể được xét giảm thời gian thử thách

 

  1. Người được miễn hình phạt thì đương nhiên được xoá án tích

 

  1. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội không được tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm

 

  1. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội thì không lấy đó làm căn cứ để tính tái phạm, tái phạm nguy hiểm

 

  1. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

 

  1. Hình phạt tiền có thể được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng

 

  1. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng mức tù cao nhất là 20 năm

 

  1. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền

 

  1. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù 20 năm

 

  1. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ phải chịu mức phạt tù có thời hạn không quá 12 năm.

 

  1. Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

 

  1. Phạt tiền có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

BỘ CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ 2 ( CHƯƠNG 17, CHƯƠNG 18)

  1. Lỗi của người phạm tội phá rối an ninh có thể là cố ý gián tiếp

 

  1. Người đã nhận làm gián điệp có hành vi tự thú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì có thể được miễn TNHS

 

  1. Người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao tự thú thì được miễn TNHS

 

  1. Người đã nhận làm gián điệp nhưng thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS

 

  1. Tội gián điệp là tội có cấu thành tội phạm hình thức

 

  1. A giết B, sau 2 ngày lại giết C, cả B và C đều chết thì trường hợp này là tái phạm nguy hiểm

 

  1. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em có thể là nữ.

 

  1. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em là người đã thành niên

 

  1. Hành hạ người khác làm nạn nhân tự sát thì phải chịu TNHS về tội hành hạ người khác với tình tiết tăng nặng T NHS là gây hậu quả nghiêm trọng

 

  1. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng nạn nhân theo yêu cầu của người đó là hành vi khách quan của tội giúp người khác tự sát

 

  1. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ có trong cấu thành tội bức tử

 

  1. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử

 

  1. Hành vi giết trẻ mới đẻ có thể cấu thành tội phạm quy định tại Điều 94 BLHS

 

  1. Hành vi mua bán người không cấu thành tội mua bán người nếu người bị mua bán đồng ý cho người khác mua bán mình

 

  1. Hành vi thuận tình giao cấu với trẻ em 12 tuổi thì cấu thành tội giao cấu với trẻ em.

 

  1. Mọi hành vi cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người đều bị xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 104 BLHS

 

  1. Mọi hành vi đe doạ giết người đều phạm tội đe doạ giết người.

 

  1. Mọi trường hợp đồng phạm hiếp dâm đều bị xử theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 111 BLHS

 

  1. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều phạm tội giao cấu với trẻ em.

 

  1. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị xử lý theo khoản 4 Điều 112 BLHS

 

  1. Mọi trường hợp giết phụ nữ có thai thì bị xử lí theo khoản 1 Điều 93 BLHS.

 

  1. Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ đều là phạm tội giết con mới đẻ (Điều 94)

 

  1. Người có hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng người khác theo yêu cầu của họ thì không bị coi là phạm tội giết người

 

  1. Người có hành vi dâm ô với người 15 tuổi có thể không bị xử lý hình sự

 

  1. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại Điều 112 BLHS

 

  1. Người không cứu giúp người bị tai nạn lao động đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không bị truy cứu TNHS nếu nạn nhân không chết do được người khác cứu giúp kịp thời

 

  1. Người đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội giao cấu với trẻ em.

 

  1. Nữ giới có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm

 

  1. Nữ giới có thể phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em

 

  1. Nữ giới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm.

 

  1. Nữ giới không thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm

 

  1. Tội bức tử (Điều 100) hoàn thành khi hậu quả chết người xẩy ra

 

  1. Tội bức tử là tội có cấu thành tội phạm hình thức

 

  1. Tội bức tử là tội có cấu thành tội phạm vật chất

 

  1. Tội giết người (Điều 93 BLHS) là tội có cấu thành tội phạm vật chất

 

  1. Tội giết người là tội phạm chỉ được thực hiện bằng hành động

 

  1. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức

 

  1. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn được thực hiện dưới hình thức phạm tội đơn lẻ

 

  1. Tội xúi giục người khác tự sát có thể được thực hiện dưới dạng không hành động phạm tội

 

  1. Trẻ em nam từ đủ 14 tuổi trở lên giao cấu với trẻ em nữ dưới 13 tuổi thì không bị coi là phạm tội hiếp dâm

 

  1. Trong vụ đồng phạm giản đơn của tội hiếp dâm, tất cả những người đồng phạm phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt

 

  1. Hành vi mua bán chất ma túy nhằm bất cứ mục đích gì đều bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy

 

  1. Hành vi lợi dụng tình trạng người phụ nữ đang bị tâm thần để giao cấu và người phụ nữ đó cũng đồng ý cấu thành tội cưỡng dâm

 

Click để xem thêm đề thi luật tại kienthuc4share bạn nhé ^^

HaiChauBK

Để lại lời nhắn của bạn ở đây ^^