Tổng hợp câu hỏi vấn đáp Luật Thương mại

kienthuc4share xin gửi tới các bạn đề thi luật – Tổng hợp câu hỏi vấn đáp Luật Thương mại

Continue reading

Tổng hợp đề sưu tập trên mạng (pháp luật thương mại hàng hóa dịch vụ)

kienthuc4share xin gửi tới các bạn đề thi luật – Tổng hợp đề sưu tập trên mạng (pháp luật thương mại hàng hóa dịch vụ)

Câu 1 (3 điểm):
Anh (chị) hãy so sánh tính chất pháp lý giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật thương mại
Câu 2 (4 điểm):
Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1.Bên giao đại lý luôn luôn ấn định giá mua bán hàng hóa cho khách hàng.
2.Hợp đồng giữa một trường đại học với một doanh nghiệp về việc trường đại học mua sắm thiết bị do doanh nghiệp cung cấp để phục vụ cho công tác đào tạo của trường đại học có thể là một hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại hoặc là hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự.
3.Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.
4.Thương nhân thực hiện khuyến mại được phép giảm giá không hạn chế mức tối đa với hàng hóa được khuyến mại trong thời gian khuyến mại.
Câu 3 (3 điểm): F
Ngày 15.05.2007 Giám đốc công ty TNHH A gửi đồng thời qua máy fax của công ty đến công ty CP B và công ty TNHH C thư chào bán một xe xúc đất chuyên dụng trong xây dựng đề “ Kính gửi Quý Công ty” với cùng một nội dung. Thư này đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 390 BLDS 2005. Trong đó thời hạn giao hàng là 7 ngày kể từ khi bên chào bán nhận được chấp thuận mua hàng, thời điểm cụ thể do các bên thỏa thuận. Ngày 20.5.2007 công ty TNHH A nhận được một bản fax của công ty CP B do Giám đốc công ty này ký với nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. Ngày 30.5.2007 Công ty TNHH A lại nhận được một bản fax của công ty TNHH C cũng với nội dung đồng ý mua với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán.
Giám đốc Công ty TNHH A đã quyết định bán chiếc xe trên cho Công ty CP B, thời gian giao xe là ngày 25.05.2007 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty này.
Hỏi:
A.Các hợp đồng nào đã được xác lập giữa các công ty nào? Tại sao?
B.Tranh chấp giữa những công ty nào có thể xảy ra, vì sao?
——————————————————–

Câu I- Nhận định đúng sai và giải thích (4 điểm)
1.Thời điểm giao kết HĐ trong hđ TM cũng như thời điểm giao kết HĐ DS
2.Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ VN chỉ chịu thuế nhập khẩu khi được phép tiêu thụ tại VN
3.Bên nhận ủy thác mua không chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho KH nếu bên ủy thác mua không giao tiền mua hàng cho bên nhận ủy thác mua.
4. Trường hợp HĐ đại lý, thỏa thuận HĐ chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007 thì HĐ đại lý đó chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007.

Câu II- Hãy so sánh hoạt động đấu giá và hoạt động đấu thầu? (3 điểm)

Câu III – Bài tập (3 điểm)
Cty L tổ chức khuyến mãi theo hình thức mua 1 tặng 1 theo đó khách hàng mua 1 chai dầu gội hiệu S trị giá 20.000đ được tặng 1 chai dầu gội cùng loại.
Hỏi:
A) Hình thức KM này có phải là hình thức giảm giá 50% hay không?
B) Hình thức KM này có cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý NN về TM hay không?
————————————————————–

Câu 1 (4 điểm)
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
A) Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại VN được phép thuê thương nhân VN thực hiện tất cả các họat động xúc tiến TM tại VN.
B) Cuộc đấu giá được coi là không thành khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả.
C) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải là DN được thành lập theo luật doanh nghiệp 2005.
D) Thươngnhân kinh doanh dich vụ Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh đều có quyền định đoạt hàng hóa của khách hàng để bù đắp các khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán cho mình.

Cầu 2 (3 điểm)
So sánh các hình thức họat động TM của thương nhân nước ngoài tại VN

Câu 3 (3 điểm)
Hãy nhận xét về các tình huống sau đây căn cứ vào các qui định của LTM 2005:
A) Văn phòng đại diện của thương nhân A (Quốc tịch Hàn quốc) tại VN ký hợp đồng thuê Cty TNHH thương mại và dịch vụ B của VN thực hiện một chương trình khuyến mãi cho 1 SP do thương nhân A sản xuất tại hệ thống siêu thị Coopmart. Biết rằng Vp đại diện có giấy ủy quyền của thương nhân A.
B) Trong 1 cuộc bán đấu giá hàng hóa do cty A tổ chức, Cty B đã trả giá 1 lô hàng 100 tấn cá phê với giá 600 usd/ tấ, cao hơn giá khởi điểm là 50 usd/ tấn. Sau đó cty B rút lại ngay giá đã trả và cuộc đấu giá vẫn được tiến hành. Nhưng sau đó không có người tham gia đấu giá nào trả giá cao hơn giá khởi điểm.

————————————————————–

Câu 1 (4 điểm)
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
A) Các qui định của LTM luôn luôn đương nhiên được áp dụng đối với HĐ ủy thác mua bán hàng hóa.
B) HĐ mua bán hàng hóa và HĐ dịch vụ trong họat động TM được xem là chưa được giao kết, nếu các bên chưa thỏa thuận về giá cả.
C) Bên nhận ủy thác xuất khẩu không chịu trách nhiệm đối với người nhập khẩu nước ngoài do giao hàng chậm vì bên ủy thác đã không giao hàng đúng hạn.
D) Thương nhân được phép thực hiện một chương trình khuyến mại theo hình thức khuyến mại giảm giá trong một khoảng thời gian dài bất kỳ tự mình ấn định.

Câu 2
Anh chị hãy so sánh hoạt động đấu thầu và hoạt động đấu giá hàng hóa.

Câu 3
Cty X kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có thu mua và sơ chế da trâu, bò, cung cấp cho ngành thuộc da và nhận ủy thác XNK. Năm 2006, Cty X cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của mình, quyết định bán lại cơ sở thu mua và sơ chế da trâu, bò cho bà N, nhưng vẫn nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm của bà N cho bạn hàng truyền thống của mình là công ty Y có trụ sở tại Thái Lan.
Ngày 01/03/2006 Bà N đã ký HĐ ủy thác xuất khẩu với Cty X, theo đó Cty X sẽ xuất khẩu toàn bộ sản phẩm da trâu bò sơ chế của bà N cho Cty Y. HĐ có thời hạn hiệu lực 1 năm kể từ ngày ký và tự động gia hạn thêm 1 năm nếu không bên nào tuyên bố chấm dứt HĐ 30 ngày trước khi hết hạn HĐ.
Trên cơ sở HĐ ủy thác với bà N, Cty X đã ký HĐ mua bán với Cty Y để xuất khẩu sản phẩm cho bà N. Nhưng đến cuối năm 2006 thì bà N do tìm được một nhà nhập khẩu Trung Quốc sẵn sàng thu mua với giá cao hơn nên không giao hàng cho Cty X nữa. Bởi vậy tháng 12/2006 Cty X đã không thể thực hiện được HĐ xuất khẩu 40 tấn da trâu sơ chế với giá 500USD/tấn giao hàng tại cảng Tp.HCM. Căn cứ thỏa thuận của HĐ, Cty Y tuyên bố đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu Cty X trả khoản tiền phạt HĐ là 40000 USD.
Cty X không chấp nhận trả khoản tiền phạt vì cho rằng mình chỉ là người nhận ủy thác xuất khẩu, việc không giao được hàng cho Cty Y là do lỗi của bên ủy thác là bà N vì bà N đã không giao hàng. Do Cty Y đã biết rõ điều đó nên Cty Y phải yêu cầu bà N phải trả tiền phạt HĐ chứ không phải Cty X.

Hỏi : Ai phải chịu phạt vi phạm HĐ trong trường hợp này? Tại sao?

 

HIỆP 2:

Câu 1 : 3đ
So sánh hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa với hoạt động đại lý thương mại.
Câu 2 : 4đ
Nhận định đúng sai & giải thích :
1/ Mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa của thương nhân cho khách hàng để được hưởng thù lao đều gọi là hoạt động dịch vụ logistics.
2/ Trong mọi trường hợp nếu không có thỏa thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại thì không được đòi phạt khi có vi phạm hợp đồng đó.
3/ Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý.
4/ Chỉ có thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới được quyền tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
Câu 3: 3đ
Công ty thương mại A gửi công văn đề nghị giao kết hợp đồng với công ty B vào ngày 12/07/08 theo đó công ty A đặt mua 100 tấn cà fê với giá 30 triệu đồng/tấn và thanh toán khi công ty A nhận hàng. Công ty B gửi công văn đề ngày 20/07/08 trả lời công ty A là cty B đồng ý bán số hàng nói trên cho cty A, nhưng yêu cầu cty A thanh toán tiền hàng làm 2 đợt :
-Đợt 1 : Khi hợp đồng được xác lập.
-Đợt 2 : tại thời điểm cty B giao hàng cho người vận chuyển do cty A thuê.
Ngày 28/7/08 cty A trả lời chấp nhận yêu cầu trên của cty B. Cùng ngày cty B nhận được lời chấp nhận của cty A bằng fax.
Hỏi:
1/ Hãy xác định thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cty A và cty B?
2/ Ai phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa của đợt 2 bị hư hỏng do người vận chuyển hàng hóa gặp bão lớn mà họ ko thể chống đỡ được và đã thông báo cho cty A?
3/ Hãy cho biết cơ sở pháp lý áp dụng cho tình huống trên?

———————————————————————-

Câu 1 : 3đ
So sánh hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường với hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

Câu 2 : 4đ
Nhận định đúng sai & giải thích :
1/ Cán bộ công chức nhà nước có thể trở thành thương nhân.
2/ Rượu là loại hàng hoá không được khuyến mãi dưới mọi hình thức.
3/ Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá cho một thương nhân khác để hưởng thù lao thì gọi là cung ứng dịch vụ thương mại
4/ Trong 1 cuộc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải có ít nhất 2 người trở lên tham gia đấu giá.

Câu 3: 3đ
CTy xây dựng A mua của cty xi măng Hà Tiên 100 tấn xi măng loại 1 với giá 1,5 triệu đồng/tấn. Theo thảo thuận trong HĐ, cty A tạm ứng trước 25% giá trị hợp đồng ngay sau khi khí HĐ. Đúng thời hạn cty A đã tạm ứng đủ số tiền cho cty B, đồng thời cty B cũng giao hàng đúng và đầy đủ số xi măng của đợt 1 là 30 tấn. Đến đợt giao hàng thứ 2 theo HĐ, cty B chỉ giao được 30/70 tấn nhưng yêu cầu cty A phải thanh toán toàn bộ số tiền hàng đợt 1. KHi nhận hàng đợt 2 cty A phát hiện có khảong 20% số xi măng không đúng chủng loại như hợp đồng và bị ẩm. Cty A yêu cầu cty B phải thay xi măng như thoả thậun nhưng cty B lấy lý do gặp mưa lớn nên không hạn chế được, hơn nữa hàng đã giao cho bên mua nên bên mua phải chĩu rủi ro. Bên A từ chối thanh toán cho đợt 1 và đợt 2, đồng thời buộc bên B phải trà tiền phạt 5% giá trị hợp đồng như đã thoả thuận. Hỏi:
1. Hợp đồng nói trên có chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và Luật TM không? Vì sao?
2. Ý kiến của cty B về chuyển rủi ro đối với hàng hoá như trên có đúng pháp luật không? Tại sao?
3. Anh ch5i hãy xác định trách nhiệm của các bên đối với hành vi vi phạm hợp đồng?

——————————————————————

Ngày 15/7/2007 PGĐ Công ty cổ phần A kí hợp đòng giao đại lí cho ông nguyễn văn X để X bán độc quyền sản phẩm quần áo may sãn cho công ty A . Sản lượng, mẫu mã, chi tiết được quy định tại phụ lục hợp đồng . Thù lao đại lí 20% trên giá bán quy định . Địa điểm tại quận 1 tphcm . Thời gian giao đại lý từ 1/8/2006 đến 31/12/2008 . Mỗi tháng A hỗ trợ X 3 triệu tiền thuê mặt bằng.

1. nêu điều kiẹn về chủ thể để giao dich trên chịu sự điều chỉnh của LTM VN?
2. trình bày nội dung cơ bản của hợp đồng
3. đến ngày 1/2/2008 Cty A gửi công văn yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý vì bên nhận đại lý không bán đủ doanh số trong vòng 3 tháng liên tục . Bên X không chấp nhận buộc A phải thực hiện cho hết hợp đồng , nếu không phỉa chịu phạt vi phạm hợp đông mức 8% và bối thường số tiền cho thời gicn dừng trước hợp đông tương đương 30 triệu . nếu bạn là đại diện của X thì chọn phương thức giải quyết như thế nào? tại sao?
4. xác định lỗi của các bên và nhận xét chế tài do X áp dụng

Câu 2 : A là công ty Hàn Quốc chuyên sản xuúat kinh doanh máy in , B là công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam . A kí hợp đòng để B làm đại diện cho thuơnmg nhân A tại tphcm vào tháng 1/2006

1. nêu điều kiện pháp lí theo pháp luật Việt Nam để thực hiện giao dịch trên
2. trong quá trình thực hiện hợp đồng B kí tiếp một hợp đồng đại diện cho thương nhân C . A phản đối và yêu cầu B chấm dứt hợp đồng đại diện của B với thương nhân C . B không đòng ý . TRanh chấp xảy ra . hãy giải quyết tình huống trên
3. B với danh nnghiax đại diện cho A đã kí hợp đòng mua bán máy in với D . theo hợp đòng mỗi quý 3 tháng B giao cho D một lô hàng 1000 máy in với giá chênh lệch cao hơn giá Bâsn định là 100USD một cái . A biết chuyện yêu cầu B thanh toán khoản chi phí đó cho A và chấm dứt quan hệ hợp đồng này . B không đồng ý . Giải quyết như thế nào?
4. B vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền bán hàng quý 4 /2008 cho A ( A và B thỏa thuận thanh toán theo từng quý 3 tháng ). A thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thương nhân với B sau khi thanh toán hết công nợ vào 30/1/2009 . B yêu cầu A phải thanh toán cho B khoản bối thường l;à 6 tháng thù lao là 300 triệu ( theo hợp đôpngf mỗi tháng thù lao là 50 triệu) cộng lhoarn lợi đáng lẽ B được hưởng là 300 triệu . Yêu cầu của A và B có đúng pháp luật không ? giải quyết tình huống trên.
————————————————-

Câu 1 (4 điểm)

Phân tích các hình thức khuyến mại bị khống chế về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng khuyến mại.

Câu 2 (3 điểm): Nhận định

1. Cuộc đấu giá hàng hóa có thể thành nếu chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá.

2. Chỉ có hàng hóa quá cảnh mới bắt buộc thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài.

3. Trong các hoạt động có mục đích giới thiệu hàng hóa thì chỉ có hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại mới được bán tại hội chợ, triển lãm thương mại.

Câu 3 (3 điểm)

Công ty thép Miền Nam ký hợp đồng yêu cầu công ty TMDV Trung Tín tìm mua một loại phôi thép đặc biệt để công ty thép MN sản xuất thép phục vụ cho một công trình mà công ty này trung thầu cung cấp thép. Sau khi Trung Tín tìm được một đối tác nước ngoài và thông báo cho công ty MN tiến hành đàm phán để ký hợp đồng mua số phôi thép nói trên. Sau thời gian đàm phán, các bên không ký được hợp đồng vì số phôi thép không đạt chất lượng như công ty thép miền Nam yêu cầu. Công ty Trung Tín yêu cầu công ty MN thanh toán tiền thù lao và chi phí mà mình đã bỏ ra để tìm đối tác nước ngoài cho công ty thép MN.

1. Hợp đồng ký giữa công ty Mn và Trung Tín là hợp đồng gì? Công ty MN có phải thanh toán thù lao và chi phí cho Trung Tín hay không? Vì sao?

2. Giả sử Trung Tín tìm ra đối tác nước ngoài, công ty MN đề nghị Trung Tín ký hợp đồng mua bán lô hàng nói trên. Sau đó phát hiện hàng không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, công ty MN từ chối thanh toán tiền hàng cũng như chi phí dịch vụ cho Trung Tín. Hỏi việc làm của công ty MN có đúng theo quy định của LTM 2005 không? Vì sao?

————————————————–

Câu 1: (4 điểm)
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a. tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
b. Người rút lại giá đã trả trong cuộc bán đấu giá hàng hóa phải trả chi phí cho việc tổ chức cuộc bán đấu giá.
c. Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua
d. Quyền về tài sản là hàng hóa theo quy định tại LTM

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày vai trò của hoạt động khuyến mại và phân biệt hai hình thức khuyến mại được quy định tại k1 và k2 điều 92 LTM.

Câu 3: (3 điểm)

Công ty TNHH thương mại dịch vụ X (Công ty X) đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải và dịch vụ logistic. Công ty X có một đội xe vận tải chuyên dùng tương đối hiện đại. Trên cơ sở môi giới của một thương nhân nước ngoài, công ty X đã ký một hợp đồng để vận chuyển 1 lô hàng cho một công ty Y (một công ty quốc tịch Đức) để vận chuyển hàng của công ty này từ cảng Sài Gòn đến cửa khẩu Mộc BÀi để giao cho một thương nhân Campuchia. Được biết hàng hóa được thuê vận chuyển là pháo nổ.

a. Hỏi việc ký kết và thực hiện hợp đồng nói trên của công ty X có phù hợp với quy định của LTM VN 2005 không? Tại sao?
B. Sau khi vận chuyển lô hàng trên, công ty X lai ký tiếp 1 HĐ khác với công ty Y để vận chuyển nông sản từ cảng Hải Phòng đến cửa khẩu Lao Bảo để giao hàng cho 1 thương nhân Trung Quốc. Do trong HĐ vận chuyển đầu tiên, công ty Y chưa thanh toán đủ thù lao cho công ty X nên công ty X đã quyết định giữ lại 3 tấn nông sản được vận chuyển theo HĐ thứ 2 để thanh toán thù lao cho cả 2 HĐ nói trên. Hỏi việc làm trên của công ty X có phù hợp với quy định của LTM 2005 không? Tại sao?

——————————————————–

Câu 1: (3đ)
hãy phân tích phạm vi điều chỉnh của luật Thương mại 2005 và cho ví dụ minh họa.

Câu 2: (4đ)
những nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích tại sao?
1. tất cả các hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.
2.Thương nhân nước ngoài không được phép quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ của mình ở Việt Nam.
3. tất cả các thương nhân cung cấp hàng hóa trên thị trường Việt Nam đều được phép mua bán hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa.
4. chỉ các doanh nghiệp được thành lập theo luật theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 mới được kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

câu 3: (3đ)

công ty TNHH A ký hợp đồng bán cho công ty TNHH B một lô hàng thực phẩm tươi sống.Theo hợp đồng công ty A sẽ giao hàng cho công ty B tại kho của công ty B. Sau đó, Công ty A đã ký một hợp đồng với công ty TNHH C_ một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa để công ty này tổ chức việc vận chuyển và giao hàng cho công ty B. Trên đường vận chuyển, xe do công ty C thuê bị trưng dụng để khắc phục hậu quả thiên tai. Vì lý do trên, hàng hóa sau khi được chuyển đến kho của công ty B đã trễ 10 ngày, hàng hóa khi giao đã có dấu hiệu giảm sút về chất lượng tuy vẫn còn thời hạn sử dụng. Công ty B đã yêu cầu công ty A phải thay thế hàng hóa khác cho mình đồng thời phải bồi thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ.
hỏi:
a).hãy xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với lô hàng nêu trên. giả thích tại sao?
B). hãy xác định trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán lô hàng nói trên.

——————————————————————

Câu 1: (4 điểm)
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Cán bộ công chức không thể trở thành thương nhân.
b. Trong mọi trường hợp tổng giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại trong thời gian khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa được khuyến mại.
c. Hợp đồng tín dụng giữa thương nhân A với ngân hàng thương mại B tại Việt Nam là hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005.
d. Thương nhân nước ngoài không được phép quảng cáo cho hàng hóa của họ ở Việt Nam.

Câu 2 (3 điểm): Anh (chị) hãy phân tích các điều kiện để một hợp đồng mua bán chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.

Câu 3 (3 điểm)
hãy giải quyết các tình huống sau đây theo quy định của Luật Thương mại 2005:

a. Công ty X là công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm dệt may. Công ty X tổ chức một chương trình khuyến mại theo đó khách hàng mua sản phẩm trị giá từ 50.000 VNĐ trở lên sẽ được nhận một phiếu dự thi để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. Đợt khuyến mại này được áp dụng cho một số lượng hàng hóa có tổng giá trị là một (01) tỷ đồng. Tổng giá trị giải thưởng cho đợt khuyến mại này là 550 triệu đồng.

B. Trong một cuộc bán đấu giá hàng hóa do thương nhân A tổ chức, ông B đã trả giá một lô hàng 100 tấn cà phê với giá 600 USD/ tấn, cao hơn giá khởi điểm là 50 USD/ tấn. Sau đó ông rút lại ngay giá đã trả và cuộc đấu giá vẫn được tiến hành. Nhưng sau đó không có người tham gia đấu giá nào trả giá cao hơn giá khởi điểm.

——————————————————–

Câu 1 (4 điểm). Nhận định đúng/sai. Giải thích.
Bên nhận ủy thác bán hàng hóa không chịu trách nhiệm với bên mua hàng về việc chậm giao hàng, nếu nguyên nhân của việc chậm giao hàng là do bên ủy thác chậm giao hàng cho bên nhận ủy thác.
Thương nhân làm dịch vụ logistic có thể không trực tiếp đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa.
Chế tài bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng đồng thời với tất cả các chế tài khác.
Trong mọi trường hợp, bên giao đại lý có nghĩa vụ bồi thường cho bên đại lý một khoản tiền theo mức cứ một năm làm đại lý bằng một tháng thù lao đại lý trung bình nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý.

Câu 2 (3 điểm). Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa bên giao đại lý, bên đại lý và khách hàng trong quan hệ đại lý thương mại.

Câu 3 (3 điểm).
Công ty xuất nhập khẩu tỉnh A gởi một thư chào hàng cho Công ty B vào ngày 12/05/2008 về việc Công ty A muốn mua 100 tấn cà phê với giá 500 USD/ 1 tấn và thanh toán tiền sau khi Công ty A nhận hàng. Công ty B gởi thư đề ngày 20/05/2008 trả lời công ty A rằng công ty B đồng ý cung cấp lô hàng trên cho công ty A nhưng yêu cầu công ty A thanh toán cho công ty B làm 02 đợt:
Đợt 1: vào thời điểm hợp đồn được xác lập;
Đợt 2: tại thời điểm công ty B giao hàng cho người chuyên chở do công ty A thuê.
Công ty A trả lời chấp thuận yêu cầu trên của công ty B bằng thư đề ngày 25/05/2008. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, do gặp bão nên cà phê bị hư hỏng nặng.
Hỏi:
1. Xác định thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa nói trên.
2. Xác định thời điểm chuyển sở hữu đối với lô hàng nói trên và cho biết ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc hàng hóa bị hư hỏng.
3. Giả sử công ty A chưa thanh tóa tiền hàng đợt 2 cho công ty B và từ chối không thanh toán tiền hàng đợt 2 do hàng hóa bị hư hỏng. Hỏi việc làm của công ty A có phù hợp với quy định của pháp luật không? Tại sao?

 

HIỆP PHỤ:

CÂU 1: (10 ĐIỂM)
Ngày 15/03/2009, công ty H kí hợp đồng với công ty M với nội dung công ty M bán cho công ty H 4 máy thêu vi tính hiệu Feiya với các thỏa thuận cụ thể sau:
– Máy mới 100%, giao đúng quy cách và bao bì đóng gói của nhà sx nước ngoài.
– Hàng giao 1 lần tại kho của H trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày lí hợp vđồng
– Tổng giá trị của hợp đồng bao gồm 5% thuế GTGT là 2 tỷ VND.
– Thời hạn bảo hành là 12 tháng, kể từ ngày nghiệm thu bàn giao
– Thanh toán được thực hiện như sau:
(i) Lần 1: sau khi kí hợp đồng, công ty H trả cho M 10% giá trị hợp đồng;
(ii)Lần 2: sau khi giao máy, công ty H trả cho công ty M 70% giá trị hợp đồng;
(iii) Lần 3: sau khi hết thời hạn bảo ành, công ty H trả cho công ty M 20% giá trị hợp đồng.

Ngày 21/05/2009, công ty M giao 3 máy đồng thời tiến hành lắp đặt, cân chỉnh máy. Công ty H đã nhận máy và kí biên bản giao nhận hàng hóa với nội dung xác nhận máy mới 100% đã được lắp đặt vận hành bình thường. Đến ngày 30/05/2009, M giao máy còn lại nhưng tình trạng hông bao bì đóng gói của nhà sản xuất, nhiều vết xước, không phải máy mới 100% nên H đã từ chối nhận hàng.

Tuy nhiên đối với 3 máy thêu mà công ty M giao ngày 21/05/2009 khi đưa vào sản xuất thì bị một số lỗi về kĩ thuật (moter hỏng, màn hình báo lỗi, thêu bỏ mũi, khung thêu không di chuyển, trục kim rơi ra) nên H yêu cầu M đến lập biên bản về sự cố máy và trao trả lại máy nhưng ngày 3/06/2009, M chỉ đưa nhân viên đến sưa. Từ ngày 03/06/2009 đến 25/06/2009, máy sau nhiều lần sửa chữa vẫn không hoạt động đc và trên thực tế máy thường trong tình trạng sửa chữa dẫn đến hậu quả hàng hóa gia công của công ty H phải trả lại cho khách hàng và công ty H phải đóng cửa ngưng hoạt động tù ngày 28/09/2009 đến nay. Công ty H cho rằng 3 máy thêu mà M giao không thể sử dụng dc nữa nên yêu cầu M phải nhận lại máy và trả 1 tỉ đồng đã nhận từ H. Công ty M không đồng ý vì cho rằng máy không vận hành tốt là do lỗi của công ty H không bảo quản máy đúng kĩ thuật, cụ thể: theo biên bản hoàn công ngày 19/06/2009 công ty M cho người đến bảo hành và phát hiện máy bị đứt cáp điều khiển là do chuột cắn và công ty H cũng xác nhận điều này. ngày 26/06/2009, công ty M cho ng đến bảo hành máy thì công ty H không cho tiếp cận máy và đòi trả lại máy.

Ngày 01/03/2010, công ty H có đơn khởi kiện công ty M lên Tòa án nhân dân Thành phố yêu cầu công ty M phải nhận lại máy, trả lại 1 tỉ đồng, đồng thời buộc M bồi thường thiệt hại, bao gồm: thiệt hại từ đơn hàng gia công bị trả lại, toàn bộ sp không đạt yêu cầu phải trả lại đề sửa chữa, khoản thu bị thất thoát khi H ngừng sản xuất, tiền lãi vay ngân hàng để thanh toán các chi phí trong thời gian H ngừng hoạt động. Công ty M không đ6òng ý bồi thường vì cho rằng thiệt hại không thực tế, đồng thời yêu cầu H phải thanh toán số tiền còn lại theo thỏa thuận và lãi suất chậm trả là 1,5% tháng và công ty M đồng ý khắc phục những hu hỏng, khiếm khuyết của và cân chỉnh lại máy để máy hoạt động lại bình thường với sự hợp tác của công ty H trong quá trình kh8a1c phụ.

Yêu cầu của công ty H về việc trả lại máy, đòi tiền và bồi thường thiệt hại có phù hợp với pháp luật TM không? Vì sao
Căn cứ vào các quy định của PL TM, công ty H có vi phạm nghĩa vụ thanh toán không, vì sao

CÂU 2: KHÔNG CÓ CÂU 2 =)))))))))))

————————————————

Câu 1: 3 điểm
E hãy cho biết sự khác nhau giữa quan hệ đại lý thương mại và quan hệ mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại hiện hành
Câu 2: Em hãy phân tích mục đích, ý nghĩa của những nguyên tắc khuyến mại được quy định tại nghị định 37/2006/NĐ-CP. Cho 2 ví dụ về hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định tại nghị định 37/2006/NĐ-CP.
Câu 3 ( 3đ)
Ngày 20/3/2011, CTCP A ( do phó giám đốc) làm đại diện ký hợp đồng bán cho DNTN B ( do giám đốc DN làm đại diện) 300 chiếc quạt điện với giá 45o ngàn/ chiếc chưa bao gồm VAT ( loại quạt đứng hiệu Red star, sải cánh 40cm). Hợp đồng thoả thuận rằng: bên bán sẽ giao hàng cho bên mua vào ngày 15/5/2011 tại kho hàng của bên bán. Bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu phạt 150% giá trị hợp đồng.
Hỏi
1. Với các thông tin trên, hợp đồng mua bán giữa CTCP A và DNTN B có bị vô hiệu không? vì sao
2. Giả sử hợp đồng có hiệu lực, với những thông tin về giao nhận hàng nói trên, em hãy cho biết những rủi ro nào có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mua.

————————————————–

Công ty TNHH P (sau đây: công ty P) và bà Q là chủ hộ kinh doanh Q ký kết hợp đồng số 01/2006/P-Q ngày 19/5/2006 về việc mua bán hàng hóa. Theo đó hộ kinh doanh Q bán cho công ty P tám thiết bị điện tử đồng bộ (âm thanh, ánh sáng) với tổng giá trị là 190 triệu đồng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh quán bar của công ty P. Hợp đồng còn ghi rõ số lượng, chủng loại, model, xuất xứ của mỗi loại thiết bị, thời gian giao nhận và bảo hành thiết bị.
Sau khi nhận hàng được một tháng, công ty P phát hiện 3 trong số 8 thiết bị được giao không đúng với xuất xứ như thỏa thuận, nên đã yêu cầu bà Q đến trụ sở công ty P để bàn bạc, giải quyết. Kết thúc buổi làm việc vào ngày 27/7/2006, hai bên đã kí biên bản thống nhất các nội dung sau :
” 1. Bà Q xác nhận, trong số hàng hóa đã giao có thiết bị không đúng xuất xứ. Nguyên nhân là do bà Q đã nhận hàng từ nhà cung cấp mà sơ xuất không kiểm tra xuất xứ, dẫn đến giao sai hàng cho công ty P.
2. Bà Q cam kết hàng hóa đã giao hoạt động tốt tương tự hàng hóa đã cam kết, phù hợp với yêu cầu của công ty P.
3. Bà Q có trách nhiệm trả lại cho công ty P 10 triệu đồng do đã giao hàng sai xuất xứ đối với 3 thiết bị ngay sau khi biên bản này được lập.”
Ngay sau đó bà Q đã trả lại cho công ty P 10 triệu đồng. Nhưng trong quá trình sử dụng, do 3 thiết bị được giao không đúng xuất xứ theo thỏa thuận hợp đồng nên các thiết bị hoạt động không đồng bộ và không đạt được yêu cầu của công ty P. Bởi vậy, ngày 15/8/2006, Công ty P có công văn khiếu nại gửi bà Q và yêu cầu bà Q thay thế 3 thiết bị đã giao bằng các thiết bị đúng xuất xứ như thỏa thuận hợp đồng.
Ngày 20/8/2006, bà Q có công văn trả lời là không đồng ý với yêu cầu giao hàng thay thế, chỉ chấp nhận bảo hành. Kể từ ngày 21/8/2006 công ty P đã thuê thiết bị thay thế để đảm bảo chất lượng hoạt động kinh doanh quán bar của mình với giá 150000 đồng/ ngày.
Ngày 1/10/2006 Công ty P khởi kiện bà Q ra tòa yêu cầu bà Q thay thế toàn bộ thiết bị đã cung cấp cho công ty P hay nhận lại toàn bộ thiết bị, trả lại tiền, bồi thường thiệt hại cho công ty P do phải thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 21/8/2006 đến ngày tòa án ra quyết định. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15/1/2007, Công ty P yêu cầu bà Q nhận lại toàn bộ hàng và trả lại 190 triệu đồng và bồi thường thiệt hại do phải chi phí thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 21/8/2006 đến ngày tòa ra quyết định
Tại phiên tòa bà Q thừa nhận lời trình bày của công ty P về việc kí kết hợp đồng và nội dụng biên bản làm việc ngày 27/7/2006 là đúng. Do giao 3 thiết bị không đúng xuất xứ nên bà Q đã phải trả 10 triệu đồng cho công ty P đề bù đắp số tiền chênh lệch do 3 thiết bị sai xuất xứ và do công ty P sử dụng hàng đã lâu nên không đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại của công ty P.
Hỏi:
1. Bà Q có vi phạm các thỏa thuận hợp đồng với công ty P hay không ? nếu có thì đó là những vi phạm nào?
2. Công ty P có quyền yêu cầu áp dụng các chế tài trong thương mại đối với bà Q hay không? nếu có thì là những chế tài nào, vì sao?
3. Trong trường hợp trên tòa án phải giải quyết các yêu cầu của công ty P như thế nào?

 

Bonus thêm để tham khảo hướng giải quyết ( phán quyết trọng tài ) sưu tầm từ trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Object moved
PHÁN QUYẾT SỐ 20
TRANH CHẤP DO GIAO HÀNG CÓ KHUYẾT TẬT
Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Việt Nam
Bị đơn : Người bán Hàn Quốc
Các vấn đề được đề cập:
– Hàng hoá được giao có khuyết tật không?
– Thay thế hàng hay trả lại hàng, đòi lại tiền
– Tính toán thiệt hại
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 3 tháng 8 năm 1997 Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng mua bán quốc tế số 0014/97, theo đó Nguyên đơn mua của Bị đơn hai máy thêu trị giá 136.000 USD theo điều kiện CIF cảng Thành phố Hồ Chí Minh, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt.
Thực hiện hợp đồng, ngày 16 tháng 8 năm 1997 Bị đơn đã giao hai máy thêu cho Nguyên đơn, máy đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, máy có nhiều hỏng hóc, Bị đơn đã cử chuyên gia sang Việt Nam sửa chữa nhưng không thành công. Bị đơn cam kết sẽ sửa chữa xong vào ngày 4 tháng 4 năm 1998 và sẽ bồi thường 29.202 USD cho 40 ngày máy ngừng hoạt động nhưng sau đó Bị đơn chỉ bồi thường 4.302 USD và không tiếp tục sửa chữa máy nữa.
Nguyên đơn đã trưng cầu SGS Việt Nam giám định tình trạng hai máy thêu. Biên bản giám định ngày 1 tháng 9 năm 1998 của SGS ghi “hai máy không thể sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của Nguyên đơn”.
Do máy ngừng hoạt động, Nguyên đơn đòi Bị đơn đổi hai máy mới và bồi thường thiệt hại phát sinh cho Nguyên đơn.
Trong Văn thư gửi Nguyên đơn ngày 12 tháng 2 năm 1999, Bị đơn cho rằng:
– Nguyên đơn đã đơn phương mời SGS Việt Nam làm giám định nên kết quả không ràng buộc Bị đơn.
– Ngày 15 tháng 10 năm 1998 nhân viên của Bị đơn đến thăm phân xưởng của Nguyên đơn thì thấy một trong hai máy vẫn hoạt động.
Vì vậy, Bị đơn đề nghị cho trưng cầu giám định bởi một công ty giám định quốc tế, đồng thời Bị đơn chấp nhận đề nghị của Nguyên đơn về việc đổi hai máy.
Ngày 18 tháng 4 năm 1999 Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn việc tái giám định sẽ được tiến hành từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 1999 bởi Vinacontrol có sự chứng kiến của luật sư A của nước Nguyên đơn. Nguyên đơn không phản đối.
Ngày 28 tháng 4 năm 1999 Vinacontrol cấp Biên bản giám định số 095/1999G, trong đó kết luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chưa hoàn tất, vào thời điểm giám định, cả hai máy đều không thể vận hành được. Ngày 4 tháng 5 năm 1999 Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài, đòi:
– Trả lại hai máy thêu, lấy lại tiền
– Bồi thường thiệt hại, gồm:
+ Chi phí nhân công trong thời gian máy ngừng hoạt động
+ Lãi suất trên số tiền hàng 136.000USD kể từ ngày thanh toán đến ngày trọng tài xét xử
+ Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam
+ Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần.
Phán quyết của trọng tài:
1. Việc giao hàng có khuyết tật:
Việc Bị đơn giao hai máy có khuyết tật máy bị hư hỏng trong thời hạn bảo hành và sau đó không vận hành được đã được chứng minh bởi các bằng chứng sau:
Thứ nhất, Bị đơn đã cam kết sửa chữa xong hai máy vào ngày 4 tháng 4 năm 1998 và sẽ bồi thường 29.292 USD cho 40 ngày máy không hoạt động được, thực tế đã bồi thường 4.302 USD.
Thứ hai, Bị đơn đã đề nghị và trực tiếp chỉ định Vinacontrol giám định lại hai máy, kết quả giám định trong Biên bản giám định ngày 28 tháng 4 năm 1999 là máy hỏng hóc, hai máy không vận hành được và Bị đơn không hề phản đối kết quả này, tức thừa nhận máy hỏng hóc.
Thứ ba, Bị đơn đã chấp nhận đề nghị đổi máy hỏng hóc bằng hai máy đúng phẩm chất. Việc này chứng tỏ Bị đơn đã công nhận hai máy kém phẩm chất, không sử dụng được.
Từ đó, trọng tài kết luận Bị đơn giao hai máy có khuyết tật và phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn về việc này.
2. Về yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của Nguyên đơn:
Khi phát hiện hai máy thêu có khuyết tật, bị hỏng hóc trong thời hạn bảo hành, Nguyên đơn đã yêu cầu Bị đơn thay thế hai máy này bằng hai máy có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và Bị đơn đã chấp nhận yêu cầu này của Nguyên đơn. Như vậy, phương án thay thế hai máy là phương án phù hợp với ý chí của hai bên. Mặt khác, phương án trả lại hai máy, lấy lại tiền hàng thông thường được áp dụng khi người mua không thể thay thế được máy khác. Phương án thay thế hai máy có khuyết tật phù hợp với Pháp luật Việt Nam (điều 223 Luật Thương mại Việt Nam 1997, điều 439, 440, 441 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995) và pháp luật của các nước. Vì vậy, trọng tài không chấp nhận yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của Nguyên đơn, mà quyết định buộc Bị đơn phải thay thế hai máy mới phù hợp với quy định của Hợp đồng cho Nguyên đơn và phải chịu các chi phí thay thế.
3. Về tiền thiệt hại do Nguyên đơn đòi bồi thường:
Giao hàng có khuyết tật thiệt hại cho Nguyên đơn thì Bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường. Trọng tài thừa nhận các thiệt hại sau đây và buộc Bị đơn phải bồi thường:
– Chi phí nhân công trong thời gian hai máy ngừng hoạt đồng, vì máy ngừng hoạt động, công nhân không có việc làm, Nguyên đon vẫn phải trả lương cho số công nhân này.
– Lãi suất của 136.000 USD tính cho thời gian kể từ ngày máy ngừng hoạt động cho đến ngày trọng tài xét xử. Trọng tài coi đây là khoản thiệt hại do đọng vốn vì không sử dụng được máy. Thời gian kể từ ngày thanh toán cho đến ngày máy không vận hành được không tính lãi suất.
– Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam. Vì khuyết tật của máy phát sinh trong thời gian bảo hành, làm cho máy móc không hoạt động được, buộc Nguyên đơn phải mời SGS làm giám định, kết quả là máy có khuyết tật, không vận hành được. Bị đơn phải thay thế máy, cho nên Bị đơn phải bồi thường chi phí giám định cho Nguyên đơn.
Trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần, bởi vì đây không phải là thiệt hại tài sản trực tiếp thực tế, không phải do máy móc có khuyết tật trực tiếp gây ra.
Bình luận và lưu ý:
Khi bán máy móc thiết bị có thời hạn bảo hành thì theo pháp luật, người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của máy móc thiết bị được phát hiện trong thời hạn đó, với điều kiện khuyết tật, hư hỏng không phải do lỗi của người sử dụng gây ra. Khi có khiếu nại của người mua về vấn đề này, người bán trước hết bằng chi phí của mình phải sửa chữa khuyết tật, thay thế các linh kiện, bộ phận để làm cho máy móc thiết bị hoạt động bình thường. Nếu không sửa chữa được khuyết tật, thì người bán buộc phải thay thế máy móc thiết bị hoặc nhận lại máy móc thiết bị, trả lại tiền. Trong trường hợp người bán có thể thay thế máy móc thiết bị có khuyết tật bằng máy móc thiết bị có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và đồng ý phương án này, thì rõ ràng phải tạo điều kiện cho người bán thực hiện. Vì vậy, việc trọng tài không chấp nhận yêu cầu của Bị đơn đòi trả lại hai máy, lấy lại tiền hàng mà quyết định buộc Bị đơn phải thay thế hai máy là phù hợp với pháp luật và phù hợp với thực tế.
Việc máy móc không vận hành được, phải thay thế làm phát sinh thiệt hại cho người mua, thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường. Tất nhiên, những thiệt hại đó phải phát sinh trong thời gian máy không hoạt động được và trong thời gian thay thế, đồng thời, đó là những thiệt hại tài sản trực tiếp do việc máy không vận hành được và việc thay thế máy gây ra. Từ đó, những chi phí đã chi ra khi chưa nhận máy, trong khi nhận máy, trong thời gian máy vận hành được (ví dụ, phí mở L/C, phí dỡ máy khỏi tàu ở cảng đến v.v…) sẽ không được bồi thường vì đây không phải là thiệt hại trực tiếp của việc máy không vận hành được và của việc thay thế máy. Nếu người bán chấp nhận trả lại tiền hàng, lấy lại máy có khuyết tật thì lúc đó người mua mới có quyền đòi bồi thường tất cả các chi phí đã chi ra để mua máy nhưng cuối cùng lại không có máy (tức áp dụng chế tài huỷ hợp đồng).
Theo pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự, cũng như hợp đồng thương mại là trách nhiệm tài sản, tức là trách nhiệm vật chất. Bên vi phạm hợp đồng không chịu trách nhiệm tinh thần. Vì vậy, khi đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì không được đòi bồi thường thiệt hại tinh thần, nếu có đòi thì toà án, trọng tài cũng bác.

Chân thành cảm ơn diễn đàn sinh viên luật tp.hcm moaz moaz

ĐỀ THI MÔN: PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ. (TM DS QT 34)

Công ty TNHH P và bà Q là chủ hộ kinh doanh Q ký kết hợp đồng số 01/2006/P-Q ngày 19/5/2006 về việc mua bán hàng hóa. Theo đó hộ kinh doanh Q bán cho công ty P tám (08) thiết bị đồng bộ (âm thanh, ánh sáng) với tổng giá trị là 190 triệu đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh quán bar của công ty P. Hợp đồng còn ghi rõ số lượng, chủng loại, model, xuất xứ mỗi loại thiết bị, thời gian giao nhận và bảo hành thiết bị.
Sau khi nhận hàng được khoảng một tháng, công ty P phát hiện 3 trong số 8 thiết bị được giao không đúng xuất xứ như thỏa thuận, nên đã yêu cầu bà Q đến trụ sở công ty P để bàn bạc, giải quyết. Kết thúc buổi làm việc vào ngày 27/7/2006, hai bên đã ký biên bản thống nhất các nội dung như sau:
“1. Bà Q xác nhận, trong số hàng hóa đã giao có thiết bị không đúng xuất xứ. Nguyên nhân là do bà Q đã nhận hàng từ nhà cung cấp mà sơ suất không kiểm tra xuất xứ, dẫn đến giao sai hàng cho công ty P.
2. Bà Q cam kết hàng hóa đã giao hoạt động tốt tương tự hàng hóa đã cam kết, phù hợp với yêu cầu của công ty P.
3. Bà Q có trách nhiệm trả lại cho công ty P 10 triệu đồng do đã giao hàng sai xuất xứ đối với 3 thiết bị ngay sau khi biên bản này được lập”.
Ngay sau đó bà P đã trả lại cho công ty P 10 triệu đồng. Nhưng trong quá trình sử dụng, do 3 thiết bị được giao không đúng xuất xứ theo thỏa thuận hợp đồng nên cá thiết bị hoạt động không đồng bộ và không đạt yêu cầu của công ty P. Bởi vậy, ngày 15/8/2006. công ty P có công văn khiếu nại gửi bà Q và yêu cầu bà Q thay thế 3 thiết bị đã giao bằng các thiết bị đúng xuất xứ như thỏa thuận hợp đồng.
Ngày 20/8/2006 bà Q có văn bản trả lời là không đồng ý với yêu cầu giao hàng thay thế mà chỉ chấp nhận bảo hành. Kể từ ngày 21/8/1006 công ty P đã thuê thiết bị thay thế để đảm bảo chất lượng hoạt động kinh doanh quán Bar của mình với giá 150.000đồng/ngày.
Ngày 01/10/2006, công ty P khởi kiện bà Q ra Tòa yêu cầu bà Q thay thế toàn bộ thiết bị đã cung cấp cho công ty P hoặc nhận lại toàn bộ thiết bị, trả lại tiền; bồi thường thiệt hại cho Công ty P do phải thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 21/8/2006 đến ngày Tòa án ra quyết định. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15/01/2007, công ty P yêu cầu bà Q nhận lại toàn bộ hàng và trả lại 190 triệu đồng và bồi thường thiệt hại do phải chi phí thuê bị thay thế tính từ ngày 21/8/2006 đến ngày tòa án ra quyết định.
Tại phiên tòa bà Q thừa nhận lời trình bày của công ty P về việc ký kết hợp đồng và nội dung biên bản làm việc ngày 27/7/2006 là đúng. Do giao 3 thiết bị không đúng xuất xứ nên bà Q đã phải trả 10 triệu đồng cho công ty P để bù đắp số tiền chênh lệch do 3 thiết bị sai xuất xứ và do công ty P sử dụng hàng đã lâu nên không đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền cũng như yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của công ty P.
Câu hỏi:
1. Bà Q có vi phạm các thỏa thuận hợp đồng với công ty P hay không? Nếu có thì đó là (những) vi phạm nào?
2. Công ty P có quyền yêu cầu áp dụng các chế tài trong thương mại đối với bà P hay không? Nếu có thì đó là (những) chế tài nào? Tại sao?
3. Trong trường hợp trên tòa án phải giải quyết các yêu cầu của công ty P như thế nào?

HaiChauBK

Tổng hợp và giải nhận định môn pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

kienthuc4share xin gửi tới các bạn đề thi luật – Tổng hợp và giải nhận định môn pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

1.Bên giao đại lý luôn luôn ấn định giá mua bán hàng hóa cho khách hàng.

Sai 171.3;174.4
2.Hợp đồng giữa một trường đại học với một doanh nghiệp về việc trường đại học mua sắm thiết bị do doanh nghiệp cung cấp để phục vụ cho công tác đào tạo của trường đại học có thể là một hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại hoặc là hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự.

Đúng,  vì ko mục đích sinh lợi + chọn áp dụng LTM
3.Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.

Sai, có thỏa thuận khoác hoặc tùy từng trường hợp thuộc điều 58 đến điều 60
4.Thương nhân thực hiện khuyến mại được phép giảm giá không hạn chế mức tối đa với hàng hóa được khuyến mại trong thời gian khuyến mại.

Sai, Điều 5 NĐ 37
5.Thời điểm giao kết HĐ trong hđ TM cũng như thời điểm giao kết HĐ DS

Đúng, luật TM ko  quy định nên áp dụng theo luật DS 388 đến 410
6.Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ VN chỉ chịu thuế nhập khẩu khi được phép tiêu thụ tại VN

Đúng nếu có quy định trọng Luật Thuế. Điều 247.3
7.Bên nhận ủy thác mua không chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho KH nếu bên ủy thác mua không giao tiền mua hàng cho bên nhận ủy thác mua.

Sai, Điều 155- nhân danh chính mình;Điều 166-1

  1. Trường hợp HĐ đại lý, thỏa thuận HĐ chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007 thì HĐ đại lý đó chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007.

Đúng, Điều 177.1 

 

  1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại VN được phép thuê thương nhân VN thực hiện tất cả các họat động xúc tiến TM tại VN.

Sai, Điều 3.6- thực hiện

Vd: Điều 91.2

  1. Cuộc đấu giá được coi là không thành khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả.

Sai, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 202

Vẫn tiếp tục đấu giá theo quy định tại điều 204 

  1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải là DN được thành lập theo luật doanh nghiệp 2005.

Sai, Điều 6 TN có thể là cá nhân

Điều 256-phải có giấy chứng nhận đăng kí kd dịch vụ giám định

  1. Thươngnhân kinh doanh dich vụ Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh đều có quyền định đoạt hàng hóa của khách hàng để bù đắp các khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán cho mình.

Sai, chỉ có TN kd dv Logistics Điều 239

  1. Các qui định của LTM luôn luôn đương nhiên được áp dụng đối với HĐ ủy thác mua bán hàng hóa.

…. Sao không sửa giùm =.=!

  1. HĐ mua bán hàng hóa và HĐ dịch vụ trong họat động TM được xem là chưa được giao kết, nếu các bên chưa thỏa thuận về giá cả.

Sai, điều 86

  1. Bên nhận ủy thác xuất khẩu không chịu trách nhiệm đối với người nhập khẩu nước ngoài do giao hàng chậm vì bên ủy thác đã không giao hàng đúng hạn.

Sai, trả lời như câu 7

  1. Thương nhân được phép thực hiện một chương trình khuyến mại theo hình thức khuyến mại giảm giá trong một khoảng thời gian dài bất kỳ tự mình ấn định.

Sai, điều 9.4 NĐ 37

  1. Mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa của thương nhân cho khách hàng để được hưởng thù lao đều gọi là hoạt động dịch vụ logistics.

Sai, dịch vụ quá cảnh theo điều 241,249

  1. Trong mọi trường hợp nếu không có thỏa thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại thì không được đòi phạt khi có vi phạm hợp đồng đó.

Đúng, điều 300

  1. Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý.

Sai, Điều 174.4

  1. Chỉ có thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới được quyền tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.

Sai, có quyền tổ chức hội chợ triển lãm đối với HH mà họ kinh doanh. Điều 163.1

Bổ sung

  1. Cán bộ công chức nhà nước có thể trở thành thương nhân.
  2. Rượu là loại hàng hoá không được khuyến mãi dưới mọi hình thức.

Sai, KM cho người trên 18 và rượu dưới 30 độ-Điều 100.3,4

  1. Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá cho một thương nhân khác để hưởng thù lao thì gọi là cung ứng dịch vụ thương mại

Đúng, theo định nghĩa Điều 3.9

Ví dụ: Các mục trong chương 5 (Các HĐ trung gian TM) như “Ủy thác”
24. Trong 1 cuộc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải có ít nhất 2 người trở lên tham gia đấu giá.

Sai, điều 37 NĐ 17

  1. Cuộc đấu giá hàng hóa có thể thành nếu chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá.

Đúng,điều kiện nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý-điều 37 NĐ 17

26. Chỉ có hàng hóa quá cảnh mới bắt buộc thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài.

  1. Trong các hoạt động có mục đích giới thiệu hàng hóa thì chỉ có hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại mới được bán tại hội chợ, triển lãm thương mại.

Đúng, vì trong các hd giới thiệu HH gồm trưng bày, triển lãm, hội chợ ( KM ko dc xem là hd giới thiệu nha) thì trưng bày ko được bán Điều 128.2 PHẢI GIAO LẠI ĐẦY ĐỦ

  1. tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Sai, Điều 257
29. Người rút lại giá đã trả trong cuộc bán đấu giá hàng hóa phải trả chi phí cho việc tổ chức cuộc bán đấu giá.

Sai, Điều 204.4
30. Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua

Sai, Điều 58 đến 60
31. Quyền về tài sản là hàng hóa theo quy định tại LTM

Sai, Điều 3.2

  1. tất cả các hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.

Không, Điều 214.2
33.Thương nhân nước ngoài không được phép quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ của mình ở Việt Nam.

Sai, thuê TN VN Điều 103.3
34. tất cả các thương nhân cung cấp hàng hóa trên thị trường Việt Nam đều được phép mua bán hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa.

Sai, Nhân viên sở giao dịch có thể là TN nhưng không được phép-Điều 71.1
35. chỉ các doanh nghiệp được thành lập theo luật theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 mới được kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Sai: phải đủ các điều kiện quy định tại điều  257

  1. Cán bộ công chức không thể trở thành thương nhân.
  2. Trong mọi trường hợp tổng giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại trong thời gian khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa được khuyến mại.

Sai, điều 5.2 NĐ 37
38. Hợp đồng tín dụng giữa thương nhân A với ngân hàng thương mại B tại Việt Nam là hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005.

Đúng, điều kiện HĐ TM là (i) ít nhất một bên là TN (ii) nhằm mục đích sinh lợi

Cơ sở pháp lý:…
39. Thương nhân nước ngoài không được phép quảng cáo cho hàng hóa của họ ở Việt Nam.

Sai, thuê TN VN Điều 103.3
40.Bên nhận ủy thác bán hàng hóa không chịu trách nhiệm với bên mua hàng về việc chậm giao hàng, nếu nguyên nhân của việc chậm giao hàng là do bên ủy thác chậm giao hàng cho bên nhận ủy thác.

Sai, do bên nhận ủy thác nhân danh chính mình-Điều 155

Do đó phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm 165.6
41.Thương nhân làm dịch vụ logistic có thể không trực tiếp đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa.

Điều 233 – 1 hoặc nhiều công việc

42.Chế tài bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng đồng thời với tất cả các chế tài khác.
Đúng, điều 316

 

HaiChauBK