Quy tắc vàng trong việc đặt mục tiêu

 

5 quy tắc giúp cho bạn tiến đến thành công

Bạn đã bao giờ nghĩ bạn sẽ muốn làm gì trong 5 năm tới? Bạn đã có mục tiêu rõ rằng trong sự nghiệp? Bạn có biết mình muốn đạt được điều gì khi hết ngày hôm nay?

Nếu muốn thành công, bạn cần đặt ra mục tiêu. Nếu không có mục tiêu bạn sẽ thiếu đi sự tập trung và định hướng. Mục tiêu không chi giúp bạn định hướng trong cuộc sống, nó còn giúp cho bạn đặt ra được các mốc xác định sự thành công của mình. Nghĩ thử nha, bạn có 1 triệu dollars trong ngân hàng thì nó sẽ chỉ là bằng chứng của sự thành công nếu một trong các mục tiêu của bạn là trữ tiền. Nếu mục tiêu của bạn là làm từ thiện, thì việc giữ khư khư tiền như vậy rõ ràng đi ngược lại định nghĩa thành công của bạn.

Để đạt được mục tiêu của bạn, bạn cần biết cách để đặt ra mục tiêu như thế nào. Bạn không thể chỉ đơn giản nói rằng “tôi muốn” và mong nó sẽ trở thành hiện thực. Đặt ra mục tiêu làm một quá trình bắt đầu với sự cân nhắc kỹ càng về việc điều gì mà bạn muốn đạt được, và kết thúc với một đống công việc khó khăn để có để thực sự đạt được nó. Ở giữ là các bước cụ thể để vượt qua từng mục tiêu cụ thể. Biết được các bước này sẽ cho phép bạn xây dựng mục tiêu mà bạn có thể đạt được.

Dưới đây là 5 quy tắc trong việc thiết lập mục tiêu:

5 quy tắc vàng

1. Đạt ra mục tiêu mà tạo được động lực cho bạn

Khi bạn đặt ra được mục tiêu cho mình, việc quan trong là nó thực sự khuyến khích bạn: nghĩa là bạn cần đảm bảo nó quan trọng với bạn, và nó có giá trị khi mà đạt được. Nếu bạn không thực sự hứng thú với kết quả, hoặc nó không phù hợp trong việc đạt được mục tiêu lớn, thì khả năng bạn thực sự thực hiện nó là không cao. Động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.

Đặt ra mục tiêu mà liên quan tới những việc được ưu tiên quan trọng trong cuộc đời của bạn. Nêu mà không thỏa tiêu chí này, bạn sẽ đưa ra cả tá mục tiêu xa vời và bạn có quá ít thời gian để thực hiện từng cái một. Việc đạt được mục tiêu yêu cầu sự cam kết, chắn chắn thực hiện, do đó để tối đa khả năng thành công, bạn cần phải cảm thấy sự cấp thiết của nó với một thái độ “tôi phải làm việc này”.Khi mà bạn không có các yếu tố trên, thật là rủi ro để đưa các mục tiêu đó vào hiện thực. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy thất vọng và bực bội với chính bản thân, cả 2 thứ này đều mang tính thiếu động lực. Và kết quả là bạn kết thúc trong đau khổ với ý nghĩ rằng “tui chả làm được cái gì nên hồn cả”

Tip:

Để đảm bảo động lực trong mục tiêu của bạn, hãy viết ra tại sao nó có giá trị và quan trọng với bạn. Hãy tự hỏi bản thân, “nếu tôi có thể chia sẻ mục tiêu của mình với những người khác, tôi sẽ nói điều gì với họ để thuyết phục họ rằng mục tiêu này đáng để làm?” Bạn có thể sử dụng dụng cách này để giúp bạn thoát khỏi sự nghi ngờ bản thân hoặc sự thiếu tự tin vào khả năng mà bạn có thể biến mục tiêu thành hiện thực.

2. Đặt ra mục tiêu SMART

Có lẽ bạn từng nghe tới “SMART goals” rồi nhỉ? Nhưng bạn đã thực sự thực hiện các quy tắc đó? Thực tế để mục tiêu đặt ra được hiệu quả, nó cần xây dựng dựa trên quy tắc SMART. Có rất nhiều phiên bản của SMART, tuy nhiên bản chất của nó thì như sau:

  • Specific – cụ thể
  • Measurable – đo lường được
  • Attainable – có thể đạt được
  • Relevant – phù hợp
  • Time Bound – đảm bảo về thời gian

Set Specific Goals (Đặt ra mục tiêu cụ thể)

Mục tiêu của bạn cần cụ thể và rõ rằng. Các mục tiêu mở hồ thường không có giá trị bởi nó không đưa ra được định hướng rõ ràng. Hãy nhớ, bạn cần mục tiêu mà cho bạn thấy được hướng cần đi. Hãy làm cho nó dễ dàng nhất có thể để bạn đi được tới nơi mà bạn muốn bằng cách định nghĩ nó thật chính xác.

Set Measurable Goals (đặt ra mục tiêu đo lường được)

Đặt ra trong đó cụ thể về số lượng, thời gian để mà bạn có thể đo lường mục tiêu từ đó xác định mức độ hoàn thành của bạn. Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là “giảm chỉ phí”, vậy làm sao bạn biết khi nào bạn đã thành công? Trong một tháng bạn giảm được 1% hay trong 2 năm khi bạn giảm được 10%? Nếu không có cách để mà đo lường sự thành công của bạn thì bạn đã bỏ qua việc tự thưởng khi mà thực sự bạn đã đạt được điều gì đó.

Set Attainable Goals (đạt ra mục tiêu khả thi)

Chắc rằng mục tiêu của bạn không phải là không thể đạt được. Nếu bạn đạt ra mục tiêu mà bạn không có khả năng thực hiện, thì kết quả là bạn chỉ làm mất tình thần và bào mòn tự tin của chính mình.

Tuy nhiên, đừng đặt ra các mục tiêu quá đơn giản. Đạt được các mục tiêu mà bạn thực sự không phải bỏ nhiều công sức sẽ làm cho bạn cảm thấy thấy vọng, và khiến bạn sợ phải tiệp tục đặt ra các mục tiêu trong tương lại mà nó không giúp bạn đạt được thành tựu gì cả. Bằng cách đạt ra các mục tiêu thực tế và thách thức, bạn sẽ đạt được sự cân bằng mà mình cần. Đây là các mục tiêu mà giúp cho bạn vượt qua được giới hạn của bạn thân mà từ đó mang tới sự hài lòng nhất cho bạn.

Set Relevant Goals (Đạt ra các mục tiều phù hợp)

Mục tiêu mà bạn đạt ra cần phải phù hợp với hướng đi mà bạn muốn trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Bằng cách đạt mục tiêu phù hợp như vậy, bạn sẽ tăng sự tập trung mà bạn cần để đạt được điều mà bạn muốn. Đặt mục tiêu quá lớn, rai rác và không phù hợp, bạn sẽ chỉ phung phí thời gian và cuộc sống của bạn.

Set Time-Bound Goals (Đạt ra mốc thời gian cụ thể)

Mục tiêu của bạn phải có deadline. Một lần nữa, điều này cỏa nghĩa là bạn biết khi nào mà mình có thể tự thưởng khi mà bạn thành công. Khi mà bạn thực hiện dựa trên deadline, cảm nhận của bạn về sự cấp thiết sẽ tăng do đó thành tựu mà bạn đạt được sẽ tới nhanh hơn nhiều.

3. Viết ra giấy các mục tiêu của bạn

Hành động viết ra giấy các mục tiêu của bạn giúp nó trở nên thực tế và hữu hình. Bạn sẽ không thể nại ra lý do nào để quên cả. Khi bạn viết, hãy sử dụng “tôi sẽ” thay vì “tôi mong muốn rằng” hoặc “có thể”. Ví dụ, “tôi sẽ giảm 1% phí sinh hoạt trong năm nay”, thay vì “tôi mong muốn giảm 10% phí sinh hoạt trong năm nay”. Câu đầu tiên trong mục tiêu của bạn giúp cho bạn có thêm sức mạnh và bạn có thể “thấy” bản thân đang giảm chi phí thực sự, trong khi câu thứ hai thì thiếu động lực và nó sẽ dễ cho bạn đưa ra lý do để hoãn lại.

Tip:

Hãy sử dụng To-Do List để thực hiện, việc đó sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc thiết lập mục tiêu.

Đạt mục tiêu của bạn ở nơi dễ thấy để nhắc nhở bản thân mỗi ngày việc bạn dự định làm. Dán nó lên tường, bàn làm việc, màn hình máy tính, gương phòng tắm hoặc trên tủ lạnh như một cách nhắc nhở liên tục.

4. Xây dựng kế hoạch hành động

Bước này thường bị bỏ qua khi bạn thiết lập mục tiêu. Nếu bạn tập trung vào kết quả mà quên mất việc thực hiện các bước như thế nào thì thật tai  hại. Bằng cách viết ra các bước cụ thể, sau đó gạch chéo khi mỗi lần bạn đạt được, bạn sẽ nhận ra bạn đang tiến triển tốt trong kế hoạch của mình. Việc này rất là quan trọng nếu mục tiêu của bạn lớn và đòi hỏi thời gian dài. Bạn có thể đọc thêm bài viết về kế hoạch hành động tại kienthuc2share để biết thêm chi tiết.

5. Bắm chặt lấy nó!

Nhớ rằng, thiết lập mục tiêu làm một hoạt động liên tục chứ không phải kết thúc là hết. Hãy xây dựng sự nhắc nhở của riêng bạn để giữ cho mình luôn theo dõi mục tiêu tốt nhất, đồng thời dành ra một khoảng thời gian hợp lý để thường xuyên xem xét lại mục tiêu của bạn. Mục tiêu cuối cùng của bạn có thể sẽ không thay đổi, nhưng kết hoạch hành đồng mà bạn đặt ra thì có thể thay đổi thường xuyên. Do đó đảm bảo việc phù hợp, giá trị là rất quan trọng.

Điểm lại

Thiết lập mục tiêu không đơn giản chỉ là nói rằng bạn muố nó sẽ xảy ra. Trừ khi bạn đã xác định chính xác điều bạn muốn và tại sao lại như thế, nếu không thì khả năng thành công của bạn khá là thấp đấy. Bằng cách thực hiện theo 5 quy tắc vàng trong việc thiết lập mục tiêu, bạn có thể thực hiện nó một cách tự tin và hứng thú với sự hài lòng khi mà bạn đạt được điều bạn đạt ra.

Vậy, bạn đã quyết định mình sẽ đạt được điều gì hôm nay?

Nguồn: mindtools.com

Click vào đây để xem thêm các bài viết về kỹ năng quản lý thời gian

Click vào đây để xem thêm bài viết về các kỹ năng làm việc khác

Để lại lời nhắn của bạn ở đây ^^