Tổng hợp và giải đề hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng P2

kienthuc4share xin gửi tới các bạn đề thi luật – Tổng hợp và giải đề hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng P2

 

Bài Tập Trắc Nghiệm Dân Sự III

17-10-2009 | Nguyễn Thị Huyền trang | 0 phản hồi »

– Nghĩa vụ Dân sự

– Hợp đồng Dân sự

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
  2. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ;
  3. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;
  4. 3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;
  5. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện;
  6. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền;
  7. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác;
  8. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu;
  9. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ;
  10. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt;
  11. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;
  12. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự;
  13. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau;
  14. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn;
  15. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam;
  16. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  17. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền;
  18. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung;

18 . Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ.

  1. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ: CẦM CỐ, THẾ CHẤP
  2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu;
  3. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
  4. 3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;
  5. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;
  6. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
  7. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;
  8. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;
  9. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);
  10. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
  11. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
  12. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;
  13. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;
  14. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;
  15. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
  16. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;
  17. 3. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ – ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP
  18. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;
  19. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm;
  20. 3. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp;
  21. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;
  22. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;
  23. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự;
  24. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức;
  25. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;
  26. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;
  27. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;
  28. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;
  29. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;
  30. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;
  31. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;
  32. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.
  33. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
  34. A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/8/2007. Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A;
  35. Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng;
  36. 3. Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm;

+ Phân phát tập báo giá sản phẩm.

  1. Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là hợp đồng;
  2. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng;
  3. Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa là bên được đề nghị;
  4. Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng;
  5. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
  6. Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó;
  7. Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng;
  8. Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng;
  9. Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
  10. Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định;
  11. Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại;
  12. Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường. Do đó, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại;
  13. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  14. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ;
  15. Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp đồng;
  16. Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng;
  17. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên;
  18. Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;
  19. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;
  20. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng hợp đồng không còn được hiểu đối tượng không còn và các bên không có hoặc không thỏa thuận được về thay thế đối tượng khác;
  21. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm thay đổi nội dung của hợp đồng, trừ điều khoản liên quan đến đối tượng;
  22. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm chấm dứt hợp đồng.
  23. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU – HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO,
    TRAO ĐỔI, VAY TÀI SẢN
  24. Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật;
  25. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán;
  26. 3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán;
  27. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá;
  28. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt;
  29. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán;
  30. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá;
  31. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá;
  32. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…);
  33. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá;
  34. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá;
  35. Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua;
  36. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua;
  37. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán;
  38. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã thành nghĩa vụ trả tiền;
  39. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành;
  40. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản;
  41. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ;
  42. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro;
  43. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ;
  44. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam;
  45. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu;
  46. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán;
  47. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua;
  48. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó;
  49. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực;
  50. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán;
  51. Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước;
  52. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;
  53. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù;
  54. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận;
  55. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ
  56. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ;
  57. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận;
  58. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế;
  59. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thìcos quyền mua tài sản đấu giá đó;
  60. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử;
  61. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp;
  62. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua;
  63. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại;
  64. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản;
  65. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho;
  66. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra;
  67. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương của bên tặng cho;
  68. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho;
  69. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định;
  70. Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay
  71. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN – HỢP ĐỒNG THUÊ, MƯỢN
    TÀI SẢN
  72. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế;
  73. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao;
  74. 3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;
  75. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản;
  76. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;
  77. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản;
  78. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
  79. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;
  80. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực;
  81. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;
  82. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;
  83. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;
  84. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.
  85. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG
    DỊCH VỤ, GỬI GIỮ, GIA CÔNG
  86. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ;
  87. Hợp đồng gia công là hợp đồng dịch vụ;
  88. 3. Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng dịch vụ;
  89. Cả hai hợp đồng gia công và gửi giữ đều có đối tượng công việc có kết quả tạo ra tài sản mới;
  90. Trong hợp đồng gia công, nguyên vật liệu tạo ra vật mới phải dó bên đặt gia công cung cấp;
  91. Khuôn mẫu của vật được tạo từ gia công chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của bên đặt gia công;
  92. Trong trường hợp bên gia công sử dụng nguyên vật liệu của mình tạo ra vật với có khuôn mẫu có sẵn và chào hàng với bên có nhu cầu đặt gia công, được bên đặt gia công chấp nhận thì hợp đồng được xác lập là hợp đồng gia công;
  93. Khi bên gia công tạo ra sản phẩm không phù hợp với khuôn mẫu bên đặt gia công yêu cầu thì sản phẩm đó thuộc bên gia công, đồng thời phải thanh toán lại toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên đặt gia công;
  94. Hợp đồng xác lập giữa chủ hiệu may và người may quần áo là hợp đồng gia công;
  95. Người mua xe máy mới ra phố Cao Bá Quát (Hà Nội) để dán ni lôn cho xe tại các cửa hàng thực hiện dịch vụ này sẽ làm phát sinh hợp đồng gia công;
  96. A (một người tàn tật) thuê B (thợ cơ khí) cải tiến xe máy future của hãng HONDA thành xe tự tạo ba bánh, giữa A và B xác lập một hợp đồng gia công;
  97. X là thợ xây trộn xi măng, cát, sỏi, nước do A (người xây nhà) cung cấp để tạo ra bê tông theo số lượng và chất lương A yêu cầu, đây là hợp đồng gia công;
  98. Hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu;
  99. Trong trường hợp tài sản gửi giữ là vật cùng loại (không được đặc định hóa) và bị mất thì bên nhận gửi giữ có quyền đền bù cho bên gửi giữ bất kỳ tài sản cùng loại nào có giá trị trung bình;
  100. Tài sản gửi giữ phải là vật không tiêu hao;
  101. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định;
  102. Tài sản được qui định tại Điều 163/BLDS năm 2005 là tài sản gửi giữ;
  103. A gửi xe ô tô tại bãi của B và được B khuyến mại bằng dịch vụ rửa xe miễn phí đây là một nội dung trong hợp đồng gửi giữ;
  104. Hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng không có đền bù;
  105. Về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù, trừ khi bên cung ứng dịch vụ miễn cho bên thuê dịch vụ trả tiền thuê dịch vụ;
  106. Trong hợp đồng gửi giữ nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn gửi giữ, thì hợp đồng gửi giữ chấm dứt khi bên gửi giữ đạt được mục đích gửi, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
  107. Nếu tài sản gửi giữ là vật tiêu hao, thì bên nhận gửi giữ phải có trách nhiệm bảo để vật đó không tiêu hao, nếu có tiêu hao trách nhiệm dân sự thuộc về bên nhận gửi giữa;
  108. Công ten nơ đưa từ tàu xuống cảng mà chủ hàng chưa lấy hàng thì chủ hàng phải ký hợp đồng gửi giữ với cảng trong thời hạn hàng còn trong cảng;
  109. X mở hộp thư điện tử có thu phí thì giữa X và bên cung cấp dịch vụ xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản;
  110. Cha mẹ gửi con dưới 3 tuổi ở nhà trẻ thì cần xác lập hợp đồng gửi giũ với nhà trẻ;
  111. Trong trường hợp bên gửi giữ lấy tài sản trước khi hết hạn gửi giữ tài sản thì chỉ phải thanh toán tiền gửi giữ theo thời gian gửi giữ trên thực tế;
  112. Giáo viên gửi xe vào khu nhà xe của trường miễn phí, trường hợp này không phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản;
  113. Chủ sở hữu thuê nghệ nhân phục chế một công trình kiến trúc cổ hoặc một tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng hoặc hủy hoại hoàn toàn đây là hợp đồng gia công;
  114. Bên mua chậm tiếp nhận tài sản mua và vẫn lưu tài sản mua tại kho của bên bán, trong trường hợp này bên mua phải thanh toán tiền gửi giữ tài sản cho bên bán;
  115. A gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì giữa ngân hàng và A phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ tiền;
  116. Quyền tài sản không thể là là đối tượng được gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ;
  117. Tiền không thể là đối tượng của hợp đồng gia công;
  118. Trong trường hợp hết hạn hợp đồng gửi giữ mà bên gửi giữ không nhận lại tài sản gửi thì bên gửi giữ phải chịu rủi ro liên quan đến tài sản;
  119. A và B có thỏa thuận là áp dụng biện pháp ký quĩ để bảo đảm nghĩa vụ của A, tài khoản bị phong tỏa được mở tại ngân hàng X, trong trường hợp này phát sinh hợp đồng gửi giữ tiền trong tài khoản phong tỏa giữa A với ngân hàng X;
  120. M là một nghệ nhân, N ký hợp đồng với M để gia công tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, M chết trong trường hợp này hợp đồng gia công giữa M và N chấm dứt;
  121. Gia công là hành vi chế tạo ra tài sản mới;
  122. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;
  123. Khi bên nhận gia công đã hết thời hạn theo thỏa thuận mà chưa hoàn thành tài sản gia công được coi là vi phạm nghĩa vụ;
  124. Bên nhận gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên đặt gia công không chuyển giao hoặc chuyển giao nguyên, vật liệu không đúng theo thỏa thuận
  125. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, ỦY QUYỀN
  126. Hành khâch có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước;
  127. Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý;
  128. 3. Người dưới 6 tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách;
  129. Trong quá trình vận chuyển tài sản, tài sản vận chuyển bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự;
  130. Tài sản được qui định tại Điều 163 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản;
  131. Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản;
  132. Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận chuyển;
  133. Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu;
  134. Hành khách không có vé xe không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra;
  135. Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  136. A thuê B người chở khách bằng xe máy (xe ôm, taxi moto), B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy;
  137. Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các qui định của pháp luật;
  138. Bên vận chuyện phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra;
  139. Hành khách chỉ có thể là cá nhân;
  140. Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ;
  141. Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm thanh toán toàn bộ thiệt hại cho mình;
  142. Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản;
  143. Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển;
  144. Xe vận chuyển hành hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;
  145. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;
  146. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;
  147. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản;
  148. Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách;
  149. Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển;
  150. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước;
  151. Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản;
  152. Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi;
  153. Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí;
  154. Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vậnc huyển có quyền thu thêm cước vận chuyển;
  155. Trong trường hợp bên vận chuyển hành khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu của khách, thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm khi có những thiệt hại xảy ra;
  156. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền;
  157. Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại;
  158. Hợp đòng ủy quyền chỉ chấm dứt trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với nhân thân của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền;
  159. Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền;
  160. Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền;
  161. Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân;
  162. Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm;
  163. Nhà nước ủy quyền cho cá cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước … chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy quyền;
  164. Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên được ủy quyền;
  165. Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ.
  166. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
  167. Tất cả các quan hệ bảo hiểm đều là quan hệ hợp đồng bảo hiểm;
  168. Bên mua bảo hiểm là bên được bảo hiểm;
  169. 3. Bên được bảo hiểm là bên mua bảo hiểm;
  170. Khi nhiều tổ chức bảo hiểm cùng tham gia một hợp đồng bảo hiểm thì giữa họ phát sinh trách nhiệm liến đới trong bảo hiểm;
  171. Quyền được thanh toán tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm là một quyền tài sản của bên được bảo hiểm;
  172. Bảo hiểm hành khách trong vận chuyển hành khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
  173. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc;
  174. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm tự nguyện;
  175. Bảo hiểm tính mạng là bảo hiểm bắt buộc;
  176. Bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thuộc loại bảo hiểm nhân thọ;
  177. Do phải làm việc trong môi trường bị tai nạn cao, A đã mua bảo hiểm tính mạng tại công ty bảo hiểm X với thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên, mới đóng phí bảo hiểm được 2 năm thì A bị tai nạn chết. Trong trường hợp này công X không phải thanh toán tiền bảo hiểm cho A;
  178. Bảo hiểm cho hành khách là loại hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích người thứ ba;
  179. Người đang mắc bệnh ung thư không được mua bảo hiểm tính mạng;
  180. Theo qui định, người mắc bệnh tim nặng không được tham gia vào vận chuyển hành khách bằng hàng không, A thuộc trường hợp này nhưng A không nói cho người có thẩm quyền của hãng hàng không biết, do đó người có thẩm quyền của hãng hàng không đã đồng ý vận chuyển A. Tuy nhiên, trên chuyến bay A đã đột tử chết. Trường hợp này cả tổ chức bảo hiểm và hãng hàng không không phải chịu trách nhiệm bồi thường;
  181. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm theo mức thiệt hại thực tế xảy ra;
  182. Khi cần có sự kiện bảo hiểm, người được nhận tiền bảo hiểm phải là bên được bảo hiểm;
  183. Khi nhiều người cùng được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm thì tiền bảo hiểm được thanh toán đều cho những người này nếu có sự kiện bảo hiểm;
  184. Bên bảo hiểm có thể chuyển nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác;
  185. Khi bên mua bảo hiểm chết thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;
  186. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi bên mua bảo hiểm sử dụng tài sản của người khác để đóng phí bảo hiểm;
  187. Người thứ ba với tư cách là người thụ hưởng tiền bảo hiểm chết thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chấm dứt;
  188. Bảo hiểm hành khách được mua từ tiền tiền vé của hành khách;
  189. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng khi bên được bảo hiểm không có lỗi trong gây thiệt hại;
  190. Tất cả tài sản của bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản bảo hiểm;
  191. Bảo hiểm hành khách bao gồm cả bảo hiểm hành lý của hành khách;
  192. Sự kiện bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản là sự kiện tài sản bị thiệt hại;
  193. A đóng phí bảo hiểm cho tài sản của mình. Tài sản của A bị kê biên và phát mại để xử lý nợ của A đối với người khác. Trường hợp này bên bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm tài sản cho A;
  194. Khi bên bảo hiểm bị giải thể thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;
  195. Khi bên được bảo hiểm từ chối nhận tiền bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;
  196. Khi tính mạng của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bị tước đoạt bởi hành vi của người thứ ba, thì bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm là người thứ ba gây thiệt hại;
  197. Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm có mức phí bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, mức tiền bảo hiểm hoàn toàn do các bên thỏa thuận;
  198. Trong bảo hiểm bắt buộc, các bên không có sự thỏa thuận về đối tượng được bảo hiểm, mức phí và mức tiền bảo hiểm;
  199. Phí bảo bảo hiểm được đóng bằng tiền.
  200. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
  201. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại;
  202. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật;
  203. 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý;
  204. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  205. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;
  206. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại;
  207. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại;
  208. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  209. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại;
  210. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau;
  211. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện;
  212. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân;
  213. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân;
  214. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  215. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người;
  216. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình;
  217. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng;
  218. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  219. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết;
  220. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại;
  221. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  222. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên;
  223. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm;
  224. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại;
  225. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình;
  226. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại;
  227. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại;
  228. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường;
  229. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;
  230. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại;
  231. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại;
  232. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết;
  233. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;
  234. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường;
  235. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường;
  236. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất;
  237. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường;
  238. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản bị hủy hoại;
  239. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm;
  240. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON NGƯỜI GÂY RA
  241. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
  242. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá;
  243. 3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường;
  244. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là phòng vệ chính đáng;
  245. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi thường;
  246. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  247. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường;
  248. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường;
  249. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại;
  250. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
  251. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước khi họ dùng chất kích thích;
  252. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E;
  253. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
  254. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại;
  255. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
  256. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là cán bộ, công chức gây thiệt hại;
  257. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
  258. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
  259. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;
  260. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường;
  261. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo phải bồi thường;
  262. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt;
  263. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường;
  264. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới;
  265. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một;
  266. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác;
  267. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai;
  268. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường;
  269. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án oan sai, Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  270. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI

Phân biệt trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:

– A cho B mượn xe máy và B gây thiệt hại;

– A biết B không có giấy phép lái xe nhưng A vẫn cho B mượn và B gây thiệt hại;

– A không biết B không có giấy phép lái xe vì thế A cho B mượn xe và B gây thiệt hại;

– A cho B 16 tuổi mượn xe máy và B gây thiệt hại;

– A cho B đã thành niên có giấy phép lái xe mượn xe máy, B gửi xe vào bãi xe công cộng và xe A phát nổ gây thiệt hại cho người khác;

– A để xe máy ở ven đường, chìa khóa vẫn nằm trên ổ điện, B đi qua thấy vậy leo lên xe máy của A khởi động máy và xe máy lao vào một người đi đường gây thiệt hại;

– A đưa xe cho B nhưng không nói rõ phanh tay của xe không sử dụng được, B là người có thói quen sử dụng phanh tay. Do đó khi gặp sự kiện bất ngờ, B bóp phanh tay nhưng không sử dụng được và xe đâm vào người đi ngược chiều gây thiệt hại.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;
  2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;
  3. 3. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi;
  4. Xe A nổ do lửa cháy từ nhà bên cạnh. Chủ nhà bị cháy phải bồi thường;
  5. Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chưở ưhux cây không phải bồi thường;
  6. A có cây ăn quả lớn, C là con hàng xóm sang nhà A leo lên hái trộm quả, A quát C xuống, C giật mình ngã. A phải bồi thường cho C;
  7. M đổ rác thải xây dựng ra đường, N là người lưu hành trên đường, do rác thải của M chắn hết đường, M buộc phải lái xe sang bên chiều đường ngược lại và đã đụng xe với P đi ngược chiều. M phải chịu trách nhiệm bồi thường;
  8. Cá sấu là nguồn nguy hiểm cao độ;
  9. Đại bàng, diều hâu là nguồn nguy hiểm cao độ;
  10. Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ;
  11. Công trình đang xây dựng là nguồn nguy hiểm cao độ;
  12. Xe đạp điện là nguồn nguy hiểm cao độ;
  13. Điện lưới là nguồn nguy hiểm cao độ;
  14. Dược liệu ở dạng thảo mộc có chưa độc tố mà gây thiệt hại thì không được xác định trường hợp cây cối gây thiệt hại;
  15. Gây thiệt hại do ô nhiễcm môi trường bao gồm cả gây thiệt hại do hành vi con người và do tài sản gây ra;
  16. Do A không làm chủ tốc độ dẫn tới gây thiệt hại, đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
  17. A đang lái xe bị hạt cát bay vào mắt dẫn tới không thể điều khiển xe và gây thiệt hại. A không phải chịu trách nhiệm;
  18. A lái xe ô tô đâm vào hai người đi xe máy ngược chiều làm cả hai người chết. Một người đội mũ bảo hiểm, một người không đội mũ bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự của A đối với hai người này là như nhau;
  19. Do sét đánh dây điện đứt làm chết người đang gặt lúa dưới đồng. Không phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này;
  20. Người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy gây thiệt hại thì chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường;
  21. A mua sữa, uống sữa và bị ngộ độc. A phải kiện nhà sản xuất để được bồi thường;
  22. A mua sữa ở đại lý về làm sữa chua bán lại cho khách hàng. khánh hàng dùng sữa chua của A bị ngộ độc. A chỉ phải bồi thường nếu sữa mà A mua từ đại lý đạt chất lượng tốt;
  23. A bị nhiễm vi rút H5N1 do nguồn bệnh từ các trang trại nuôi gia cầm cạnh nhà A. Trường hợp này A bị thiệt hại do các trang trại gây ô nhiễm môi trường;
  24. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người dưới 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường;
  25. Nhà đang xây dựng bị sụp đổ gây thiệt hại thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm;
  26. Công ty cây xanh thành phố đang tỉa cành của các cây lớn, nhân viên của công ty đã treo biển thông báo không lưu hành trên đườngtrong thời gian chặt cành, nhưng X vẫn đi vào và đã bị cành cây rơi vào người thiệt hại về sức khỏe. Trường hợp này công ty cây xanh không phải bồi thường;
  27. Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi cả hai con đã quần nát ruộng lúa của nhà C. B phải bồi thường thiệt hại;
  28. Nhà máy hóa chất đưa nuớc thải ra sông tự nhiên gây ô nhiễm. Nhà nước là người có quyền yêu cầu bồi thường;
  29. A bị dị ứng với nước hoa. Trong phòng làm việc kín, chạy máy lạnh cô B sức nước hoa rất mạnh. A bị dị ứng nặng. B phải bồi thường do gây ô nhiễm môi trường;
  30. Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X. P không phải bồi thường.

PHẦN BỔ SUNG

  1. NVDS là một quan hệ pháp luật dân sự.
  2. Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là tài sản.
  3. Đối tượng của nghĩa vụ là hành vi.
  4. Rừng cây nuôi trồng là đối tượng hình thành trong tương lai.
  5. Quyền sử dụng đất của A được thừa kế chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là đối tượng hình thành trong tương lai.
  6. Nhà xây dựng xong chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu là đối tượng hình thành trong tương lai.
  7. Mọi hành vi gây thiệt hại đều phát sinh nghĩa vụ dân sự.
  8. Hành vi xâm phạm danh dự, uy tín phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
  9. NVDS là một quan hệ tuyệt đối.
  10. Cho, tặng là chuyển quyền tài sản.
  11. A nợ B, B nợ C, B chuyển A nợ C. Chuyển quyền tài sản hay nghĩa vụ trả nợ.
  12. Mọi nghĩa vụ nhiều người đều là nghĩa vụ liên đới nếu pháp luật không quy định hoặc các bên không thoả thuận.
  13. Những thoả thuận không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội đều là hợp đồng.
  14. Hợp đồng phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm các bên giao kết hợp pháp.
  15. Việc chấp nhận đề nghị không thể được thực hiện dưới hình thức im lặng của người được đề nghị.
  16. Các điều khoản thông thường là những điều khoản do các bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
  17. Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng có đền bù.
  18. Chủ thể của hợp đồng uỷ quyền phải là người đủ 18 tuổi trẻ lên.
  19. Khi cha mẹ đại diện cho con để xác lập một giao dịch thì giữa cha mẹ phát sinh hợp đồng uỷ quyền.
  20. Khi bên được uỷ quyền thưc hiện công việc vượt quá phạm vi uỷ quyền mà gây thiệt hại thì trách nhiệm thuộc về bên được uỷ quyền.
  21. Khi bên cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành công việc thì bên thuê dịch vụ không có nghĩa vụ phải trả tiền công.
  22. Trong trường hợp có tranh chấp với người thứ 3 liên quan đến nội dung hợp đồng uỷ quyền thì người bị kiện là bên uỷ quyền.
  23. Đối với bảo hiểm tự nguyện, đối tượng bảo hiểm và mức phí bảo hiểm do các bên thoả huận.
  24. Bên bảo hiểm có thể bao gồm nhiều tổ chức bảo hiểm khác nhau.
  25. Khi bên thu hưởng bảo hiểm chết thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.
  26. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách mà xảy ra thiệt hại về tính mạng cho hành khách và hành khách đó không được mua bảo hiểm tính mạng thì người vận chuyển phải chịu bồi thường bằng tài sản của mình.
  27. Hợp đồng giử giữ tài sản là hợp đồng có hiệu lực mà không phụ thuộc tài sản giử giữ thuộc quyền hợp pháp bên giử giữ hay không.
  28. Trong hợp đồng vận chuyển hành khác bao gồm cả hợp đồng vận chuyển tài sản.
  29. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển chết thì hợp đồng vận chuyển chấm dứt.
  30. A thực hiện công việc theo yêu cầu và sự đặt hàng của B và kết quả chuyển cho B 500 bộ quần áo đồng phụ. Trong hợp đồng này, quan hệ giữa A và B là quan hệ gia công.
  31. A thưch iện dịch vụ điện hoa tại bưu điện thì giữa A và bưư điện đã xác lập hợp đồng uỷ quyền.
  32. A ra bưư điện thực hiện dịch vụ chuyển tiền, giữa A và bưư điện đã xác lập hợp đồng vận chuyển tài sản.
  33. A là người thụ hưởng bảo hiểm, A có quyền chuyển quyền thụ hưởng đó cho người khác.
  34. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển là pháp nhân và pháp nhân đó có nhiều trụ sở, giữa bên thuê vận chuyển và bên nhận vận chuyển không có thoả thuận địa điểm vận chuyển thì địa điểm giao tài sản là trụ sở chính của pháp nhân.
  35. Khi bên thuê vận chuyển vi phạm cam kết về phương tiện vận chuyển thì theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển hoặc của hành khách, hợp đồng vận chuyển chấm dứt do bị huỷ bỏ.
  36. A mua bảo hiểm tài sản tại tổ chức bảo hiểm X và tài sản của A bị C gây thiệt hại. Trường hợp này, A vừa có quyền yêu cầu C bồi thường, vừa có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm X bồi thường.
  37. A mua bảo hiểm tính mạng tại tổ chức bảo hiểm X và tính mạng A bị C xâm phạm. Trường hợp này, A được C bồi thường và được tổ chức bảo hiểm X thanh toán bảo hiểm.
  38. A mua bảo hiểm tính mạng tại tổ chức bảo hiểm X và tính mạng A bị C xâm phạm. Tại thời điểm A bị xâm phạm tính mạng thì A đang có thai 6 tháng. Trường hợp này C và X phải bồi thường cho A và con A.
  39. A là bên vận chuyển, B là người điều khiển phương tiện vận chuyển, C là hành khách vận chuyển, X là tổ chức bảo hiểm. Do B uống rượu say lái xe xuống vực làm B và C bị chết. X từ chối trả tiền bảo hiểm cho C. Hỏi X từ chối là đúng hay sai?
  40. Mọi hợp đồng dân sự đều là căn cứ phát sinh NVDS.
  41. Trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của chủ thể mang quyền là quyền đối nhân.
  42. NVDS riêng rẽ là NVDS phân chia được theo phần.
  43. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của người có quyền.
  44. Phạm vi bảo hiểm không thể lớn hơn phạm vi nghĩa vụ được bảo hiểm.
  45. Một tài sản chỉ được dùng bảo đảm nhiều nghĩa vụ khi có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
  46. Khi bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  47. Khi bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ.
  48. Trong hợp đồng dân sự nếu các bên có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm đó.
  49. Trong hợp đồng mua bán tài sản, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng là thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
  50. Lãi suất trong hợp đồng vay do các bên thoả thuận.
  51. Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển giao quyền tài sản.
  52. Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù.
  53. Đối tượng của hợp đồng giử giữ tài sản là tài sản.
  54. Hợp đồng giử giữ tài sản là hợp đồng có đền bù.
  55. Người có lỗi vô ý gây thiệt hại thì được giảm mức bồi thường.
  56. Người có lỗi vô ý gây thiệt hại mà mức thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người đó thì được giảm mức bồi thường.
  57. Chủ thể chịu trách nhiệm BTTH chỉ có thể là cá nhân, pháp nhân.
  58. Con chưa thành niên gây thiệt hại mà con có tài sản riêng thì con phải chịu TNBTTH.
  59. Người bị thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần.
  60. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp BTTH là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
  61. Khi nhiều người gây thiệt hại cho 1 người thì họ phải chịu trách nhiệm liên đới BTTH.
ĐỀ THI MÔN DÂN SƯ 3 – PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Khoa : Luật Dân Sự – Đại học Luật TP.HCM
Thời gian: 90 phút
Được sử dụng tài liệuCâu 1: (4.5 điểm)
Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng được chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên có thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một tháng. Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy cả xe cùa B.
Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?

Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết :

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì ?

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đúng, ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?

Được sửa bởi QuangLT ngày Thứ Năm 31 7, 2008 5:15 pm; sửa lần 2.

Về Đầu Trang

QuangLT

Quản Trị Cao Cấp

<Hình đại diện không tìm thấy>

Giới tính:
Tuổi: 39
Ngày tham gia: 05 10 2007
Số bài: 1257
Chủ đề: 491
Cám ơn: 86
Được cám ơn 330 lần trong 217 bài
Đến từ: Sài Gòn

Gửi: Thứ Hai 25 2, 2008 1:32 pm    Tiêu đề:
ĐỀ THI MÔN DÂN SƯ 3 – PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
LỚP 5C (LẦN 2)
Khoa : Luật Dân Sự – Đại học Luật TP.HCM
Thời gian: 90 phút
Được sử dụng tài liệuCâu 1: (4.5 điểm)
Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS là tài sản.
2/ Một bên vi phạm HĐ gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại khi bên bị vi phạm có yêu cầu bồi thường.
3/ HĐ có đền bù là HĐ mà trong đó nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải đền bù thiệt hại.
4/ Rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ khi tài sản được giao cho bên mua.
5/ HĐ vay tài sản là HĐ có đền bù.
6/ Nhà ở chỉ được thế chấp mà không được cầm cố.

Câu 2: (1.5 đ)
Ông A cho doanh nghiệp B thuê 10 chiếc xe Toyota loại 15 chỗ để sử dụng vào việc kinh doanh vận chuyển hành khách. Thời hạn là 5 năm. Được 2 năm thì có 3 chiếc bị hư hỏng. Doanh nghiệp B yêu cầu ông A sửa chữa nhưng ông A phản đối với lý do là bên B sử dụng thì bên B phải tự sửa. Bên B chứng minh việc xe bị hỏng không phải do lỗi của bên B, nếu ông A không sửa thì bên B sẽ hủy HĐ. Hãy cho biết ai có nghĩa vụ phải sửa chữa những chiếc xe bị hư hỏng nói trên và giải thích ngắn gọn tại sao?

Câu 3: (4 đ)
A mang xe đến cửa hàng của B sửa. B hẹn A 1 tuần sau quay lại lấy. Đúng hẹn A quay lại nhưng B nói nhiều việc quá nên sửa chưa xong. A không nói gì ra về. Tối đó, 1 cơn bão làm sập nhà của B và 1 số nhà khác, tài sản của B và xe của A bị hư hỏng. A yêu cầu B bồi thường vì cho rằng B chậm sửa xe nên vi pạhm HĐ. Vì vậy, B phải chịu trách nhiệm. B cho rằng A là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro. Theo anh chị tranh chấp này giải quyết như thế nào? Tại sao?

Về Đầu Trang

Nico

(Cấp bậc: Lính Mới)

<Hình đại diện không tìm thấy>

Giới tính:
Tuổi: 22
Ngày tham gia: 01 7 2008
Số bài: 4
Chủ đề: 1
Cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài
Đến từ: TPHCM

Gửi: Thứ Ba 01 7, 2008 8:28 am    Tiêu đề:
Thời gian 90p
Chỉ dùng BLDSI. Lý thuyết:

1. Các nhân định sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý? (4,5 điểm)

1.1 Mọi HĐ được gioa kết tự nguyện có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
1.2 Ủy quyền là sử chuyển quyền từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền.
1.3 Người tham gia giao kết HĐ phải có NLHVDS đầy đủ
1.4 Một bên chỉ có quyền đơn phương chấm dứt HĐ khi bên kia có hành vi vi phạm.
1.5 Khi nhiều người có nghĩa vụ đối với 1 người thì đó là nghĩa vụ liên đới.
1.6 Trong HĐ vay tài sản, bên cho vay chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản cho bên vay.

2. Anh chị hảy trình bày ý nghĩa pháp lý của nguyên tắc tự so giao kết HĐ nhưng không vi phạm điều cấm của PL và không trái đạo đức XH (1,5 điểm)

II. Bài tập:

1. Ngày 1/7/2007, anh A là người VN định cư ở nước ngoài được Bộ GDĐT VN mời về hợp tác giảng dạy với thời hạn 3 năm. Để thuận tiện cho việc sinh sống và làm việc nên anh A đã mua căn nhà số 7 đường X quận Y thành phố H va 2nhờ anh B đứng tên chủ sở hữu. Vì làm ăn thua lỗ nên anh B đã bán căn nhà trên cho C. Biết được việc trên, anh A đã khởi kiện ra tòa án nhân dân quận Y với lí do nha 2trên là nhà của mình. Là người có thẩm quyền, anh chị căn cứ vào quy định của PL để giải quyết tranh chấp trên (2,5 điểm)

2. A thuê của B 1 con bò để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vụ đông xuân. Trong thời gian thuê thì bò bị chết do chuồng bò bị cháy, nguyên nhân cháy chuồng bò là do nhà bên cạnh bị chập điện cháy lan sang chuồng bò của A và các nhà lân cận quá nhanh không thể chữa cháy được
– Thiệt hại trên có phải là do rủi ro hay không? tại sao?
– Nếu B có yệu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì yêu cầu đó giả quyết như thế nào?

Được sửa bởi QuangLT ngày Thứ Tư 02 7, 2008 9:20 pm; sửa lần 1.

Về Đầu Trang

QuangLT

Quản Trị Cao Cấp

<Hình đại diện không tìm thấy>

Giới tính:
Tuổi: 39
Ngày tham gia: 05 10 2007
Số bài: 1257
Chủ đề: 491
Cám ơn: 86
Được cám ơn 330 lần trong 217 bài
Đến từ: Sài Gòn

Gửi: Thứ Tư 02 7, 2008 9:23 pm    Tiêu đề:
Thời gian 90p
Chỉ sử dụng BLDSI. Lý thuyết:
1. Trả lời dúng sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:
a. Sự thỏa thuận giữa các bên không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì được gọi là hợp đồng
b. Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
c. Khi đối tượng của hợp đồng nị tiêu hủy thì hợp đồng đó chấm dứt
d. HĐ vi phạm các điều kiện có hiệu lực thì đương nhiên vô hiệu kể từ thời điểm giao kết.

2. A thuê của B 1 con ngựa để tham gia các cuộc đua ngựa tại trường đua Phú thọ trong thời hạn 1 năm. Trong thời gian thuê thì ngựa bị chết do chuồng ngựa bị cháy, nguyên nhân cháy chuồng ngựa là do cơ sở sản xuất của cty C bên cạnh bị chập điện cháy lan sang chuồng ngựa của A và các nhà lân cận quá nhanh không thể chữa cháy được. theo uy định của Pl, Thiệt hại trên có phải là do rủi ro hay không? tại sao?

II. Bài tập:

Ngày 1/2/2006, A kí HĐ bán cho B ngôi nhà trị giá 1,2 tỷ VNĐ. B đặt cọc trước 120 triệu VNĐ. Việc đạt cọc có làm văn bản ghi rõ: đặt cọc để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà. Hai bên thỏa thuận trong văn bản đạt cọc là 15/4/2006, các bên phải ra công chứng hợp đồng. Hãy giải quyết các tình huống sau đây:

1. Ngôi nhà này là tài sản chung của vợ chồng ông A và bà C. Sau khi ông A kí văn bản đặt cọc thì bà C ……….

Về Đầu Trang

QuangLT

Quản Trị Cao Cấp

<Hình đại diện không tìm thấy>

Giới tính:
Tuổi: 39
Ngày tham gia: 05 10 2007
Số bài: 1257
Chủ đề: 491
Cám ơn: 86
Được cám ơn 330 lần trong 217 bài
Đến từ: Sài Gòn

Gửi: Thứ Năm 31 7, 2008 5:14 pm    Tiêu đề:
ĐỀ THI MÔN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
LỚP Q5D – LẦN 2
—oOo—Câu 1: (4,5 điểm)
Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý?
1) Khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận thì hợp đồng đương nhiên chấm dứt.
2) Đối tượng trong hợp đồng cầm cố tài sản là động sản.
3) Chỉ khi hợp đồng chính đã được giao kết thì các bên mới được tiến hành việc đặt cọc.
4) Ủy quyền là sự chuyển quyền từ người ủy quyền sang người được ủy quyền.
5) Hợp đồng vô hiệu từ thời điểm quyết định, bản án của toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có hiệu lực.
6) Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào.

Câu 2: (2 điểm)
Cho ví dụ về trường hợp hợp đồng vô hiệu do người không có thẩm quyền đại diện và người vượt quá thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng.

Câu 3: (3,5 điểm)
Ông A hợp đồng với cửa hàng X mua một bức tranh sơn mài trị giá 20 trđ để tặng cho ông B mừng tân gia. Ông A đã trả đủ tiền và yêu cầu cửa hàng X mang bức tranh đến nhà ông B đúng ngày mừng tân gia. Ông A đã báo cho ông B biết việc này và ông B đã đồng ý nhận. Nhưng vì lý do khách quan nên bức tranh không thể hoàn thành, cửa hàng X đã trả cho ông A gấp đôi tiền đặt cọc. Đến ngày tân gia, không thấy tranh chuyển đến nên ông B có điện thoại yêu cầu cửa hàng X giải thích lý do và được biết cửa hàng X và ông A đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Đúng vào thời điểm đó, bức tranh đã được hoàn thành xong.

Ông B vẫn bảo lưu quyền yêu cầu của mình nên đã kiện ra tòa án yêu cầu cửa hàng X giao bức tranh vì sự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng của ông A và cửa hàng X không có sự đồng ý của ông. Ngoài ra, ông B còn yêu cầu cửa hàng X bồi thường thiệt hại vì ông B đã phải chi phí để thuê phương tiện và nhân công nhận bức tranh mà không nhận được.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, hãy giải quyết tranh chấp trên và giải thích?

Về Đầu Trang

QuangLT

Quản Trị Cao Cấp

<Hình đại diện không tìm thấy>

Giới tính:
Tuổi: 39
Ngày tham gia: 05 10 2007
Số bài: 1257
Chủ đề: 491
Cám ơn: 86
Được cám ơn 330 lần trong 217 bài
Đến từ: Sài Gòn

Gửi: CN 10 8, 2008 10:24 pm    Tiêu đề:
ĐỀ THI MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG
KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
Thời gian : 90 phút
Được sử dụng tài liệuCâu 1:
Anh (chị) có nhận xét gì về nhóm các hợp đồng luôn có đền bù ?

Câu 2:
Các nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích ngắn gọn ?
a. Khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng bị vô hiệu.
b. Cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
c. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
d. Về nguyên tắc, trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh.
e. Khi bên có nghĩa vụ giao hàng không đúng số lượng (ít hơn số lượng các bên đã cam kết) thì bên có quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
f. Người được ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Câu 3:
Bà A sống một mình trong căn nhà 2 tầng. Để có người chăm sóc trong lúc tuổi già, bà A đã ký hợp đồng cho chị B là người hàng xóm căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà. Với điều kiện chị B phải chăm sóc bà và lo chuyện hậu sự cho bà. Hợp đồng được lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng. Kể từ đó chị B chăm sóc bà A như người ruột thịt. Khỏang 5 năm sau, một người cháu của bà (họ hàng xa) từ Hà Nội vào ở với bà. Chị B vẫn chăm sóc bà như bình thường. Một thời gian sau bà A mất. Chồng chị B yêu cầu được hưởng căn nhà như trong hợp đồng. Người cháu không đồng ý và cho rằng chỉ có anh ta là người thừa kế duy nhất của bà A. Qua điều tra được biết, anh này đúng là người cháu và là người thừa kế duy nhất của bà A.
Hỏi:
a. Hợp đồng giữa A và B là HĐ tặng cho hay hứa thưởng ? Có hiệu lực pháp luật không ?
b. Tranh chấp trên được giải quyết như thế nào ?

  • Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỌC NHIỀU (30 NGÀY):

Câu 1: Các nhận định sau đây đúng sai? tại sao? cơ sở pháp lý? (5đ)

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
  2. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiêu là 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập.
  3. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên bán.
  4. Khi hợp đồng vi phạm điều cấm, tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu.
  5. Tất cả các quy định của hợp đồng mua bán tài sản được áp dụng cho hợp đồng trao đổi tài sản.

Câu 2: 2đ

Anh chi hãy phân tích điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thương thiệt hại trong hợp đồng.

Câu 3: 3đ

Ngày 20/10/2006 bà Chỉ làm hợp đồng thuê căn nhà với ông vũ và bà Hoa. Hợp đồng có nội dung là bà Chi đưa tiền đặt cọc cho bà Hoa và ông Vũ là 4.800.000 đồng, giá thuê nhà hàng tháng là 2.300.000 đồng, ở tháng nào trả tiền tháng đó. Hợp đồng thuê nhà có thời hạn. Sau khi hết hạn hợp đồng sẽ xem xét nhà có hư, mất mát gì thù sẽ trừ vào tiền cọc còn lại sẽ trả cho bên thuê, tiền điện nước bên thuê nhà phải tự thanh toán hàng tháng.

Vì lý do cá nhân, bà chi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và hai bên phát sinh tranh chấp. Liên quan đến khoản tiền 4.800.000 đồng, tòa án áp dụng các quy định của PLDS về ký cược để buộc bà Hoa và ông Vũ hoàn trả khoản tiền này cho bà Chi. Anh chị hãy cho ý kiến của mình về việc tòa án áp dụng quy định trên.

Bài viết tương tự:

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:02 PM #2

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Thời gian 90p

Chỉ dùng BLDS

  1. Lý thuyết:
  2. Các nhân định sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý? (4,5 điểm)

1.1 Mọi HĐ được gioa kết tự nguyện có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.

1.2 Ủy quyền là sử chuyển quyền từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền.

1.3 Người tham gia giao kết HĐ phải có NLHVDS đầy đủ

1.4 Một bên chỉ có quyền đơn phương chấm dứt HĐ khi bên kia có hành vi vi phạm.

1.5 Khi nhiều người có nghĩa vụ đối với 1 người thì đó là nghĩa vụ liên đới.

1.6 Trong HĐ vay tài sản, bên cho vay chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản cho bên vay.

  1. Anh chị hảy trình bày ý nghĩa pháp lý của nguyên tắc tự so giao kết HĐ nhưng không vi phạm điều cấm của PL và không trái đạo đức XH (1,5 điểm)
  2. Bài tập:
  3. Ngày 1/7/2007, anh A là người VN định cư ở nước ngoàu được Bộ GDĐT VN mời về hợp tác giảng dạy với thời hạn 3 năm. Để thuận tiện cho việc sinh sống và làm việc nên anh A đã mua căn nhà số 7 đường X quận Y thành phố H va 2nhờ anh B đứng tên chủ sở hữu. Vì làm ăn thua lỗ nên anh B đã bán căn nhà trên cho C. Biết được việc trên, anh A đã khởi kiện ra tòa án nhân dân quận Y với lí do nha 2trên là nhà của mình. Là người có thẩm quyền, anh chị căn cứ vào quy định của PL để giải quyết tranh chấp trên (2,5 điểm)
  4. A thuê của B 1 con bò để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vụ đông xuân. Trong thời gian thuê thì bò bị chết do chuồng bò bị cháy, nguyên nhân cháy chuồng bò là do nhà bên cạnh bị chập điện cháy lan sang chuồng bò của A và các nhà lân cận quá nhanh không thể chữa cháy được

– Thiệt hại trên có phải là do rủi ro hay không? tại sao?

– Nếu B có yệu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì yêu cầu đó giả quyết như thế nào?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:02 PM #3

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Thời gian: 90 phút

Được sử dụng tài liệu

Câu 1: (4.5 điểm)

Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng được chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên có thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một tháng. Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy cả xe cùa B.

Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?

Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết :

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì ?

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đúng, ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:02 PM #4

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Khoa : Kinh tế – Thương mại (Đại học Quốc gia)

Thời gian làm bài 90ph

1) Di chúc có phải là hợp đồng ko, tại sao?

2) Hãy nêu ý nghĩa của các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng. điều khoản bắt buộc khác với điều khoản thường lệ như thế nào?

3) Em hiểu như thế nào về điểm a, khoản 1 điều 294 Luật Thương Mại ?

4) A giao kết HĐ với B. A phát hiện ra B lừa dối trong giao kết HĐ (có chứng cứ chứng minh). A kiện ra toà và yêu cầu toà án tuyên bố HĐ vô hiêu. hỏi A có thể yêu cầu toà án tuyên bố HĐ vô hiệu ko, tại sao

5) Kéo dài hiệu lực của hợp đồng là gì? điều này xảy ra trong trường hợp nào. cho ví dụ ?

6) A giao kết hợp đồng với B nhưng sau đó B đã vi phạm những điều khoản cơ bản của hợp đồng. A được quyền lựa chọn 1 trong 3 phương án sau : tạm dừng, đình chỉ, chấm dứt hợp đồng. Nếu là A, em lựa chọn phương án nào ?

7) A kí kết với B HĐ mua bán hàng hoá nhưng ko thoả thuận về chất lượng hàng hóa. A là bên mua, B là bên bán. đến hạn B giao hàng kém chất lượng. A ko đồng ý cho rằng B vi phạm HĐ. hỏi A có quyền khiếu kiện ra toàn án ko? em hãy tư vấn cho A giải quyết tình huống này

Câu này có ngày nữa, nhưng em quên mất rồi. e chỉ bit là ngày đề cho để làm căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện để trả lời câu “A có quyền kiện ko” ?

  1. Trong HĐ có điều khoản “người bán phải giao hàng cho người mua sau 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được giao kết”. em hiểu gì về điều khoản này, nêu nhận xét. giả sử ngày HĐ được giao kết là ngày 1/4/2007 ?

9) Địa điểm giao hàng được xem là điều khoản thường lệ trong hợp đồng, vậy tại sao trong HĐ mua bán hàng hàng hoá thì địa điểm giao hàng được xem là bắt buộc và được quy định rõ trong luật ?

10) Trong quan hệ hợp đồng thì yếu tố lỗi k fải là yếu tố quan trọng vậy sao trong điều 308 LDS lại có sự phân biệt về lỗi cố ý và vô ý. giải thích ?

(Người ra đề : Thầy Dương Anh Sơn)

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:02 PM #5

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Thời gian 90p

Chỉ sử dụng BLDS

  1. Lý thuyết:
  2. Trả lời dúng sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:
  3. Sự thỏa thuận giữa các bên không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì được gọi là hợp đồng
  4. Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
  5. Khi đối tượng của hợp đồng nị tiêu hủy thì hợp đồng đó chấm dứt
  6. HĐ vi phạm các điều kiện có hiệu lực thì đương nhiên vô hiệu kể từ thời điểm giao kết.
  7. A thuê của B 1 con ngựa để tham gia các cuộc đua ngựa tại trường đua Phú thọ trong thời hạn 1 năm. Trong thời gian thuê thì ngựa bị chết do chuồng ngựa bị cháy, nguyên nhân cháy chuồng ngựa là do cơ sở sản xuất của cty C bên cạnh bị chập điện cháy lan sang chuồng ngựa của A và các nhà lân cận quá nhanh không thể chữa cháy được. theo quy định của PL, Thiệt hại trên có phải là do rủi ro hay không? tại sao?
  8. Bài tập:

Ngày 1/2/2006, A kí HĐ bán cho B ngôi nhà trị giá 1,2 tỷ VNĐ. B đặt cọc trước 120 triệu VNĐ. Việc đạt cọc có làm văn bản ghi rõ: đặt cọc để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà. Hai bên thỏa thuận trong văn bản đạt cọc là 15/4/2006, các bên phải ra công chứng hợp đồng. Hãy giải quyết các tình huống sau đây:

  1. Ngôi nhà này là tài sản chung của vợ chồng ông A và bà C. Sau khi ông A kí văn bản đặt cọc thì bà Cbiết và đã phản đối. Ông B dòi ông A phải chịu phạt cọc, ông A năn nỉ ông B cho hoàn trả lại tiền cọc, nhưng ông B không đồng ý.
  2. Sau khi thuyết phục bà C đồng ý bán nhà và các bên đã ra công chứng đúng như cam kết, hợp đồng mua bán ghi rõ: bên bán phải giao nhà cho bên mua và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công chứng hợp đồng. TIền mua nhà trả hết vào thời điểm bàn giao nhà. Ngày 1/5/2006, DNTN do ông B làm chỉ bị phá sản. NGôi nhà mà ông B đang ở bị kê biên trả nợ. Dến hạn ông B yêu cầu ông A, bà C giao nhà và cho ông được hoãn nghĩa vụ trả tiền một thời gian. Ông A, bà C từ chối gioa nhà vì biết ông B không còn khả năng trả tiền đúng như cam kết. Ngày 30/6/2006, ông B mang tiền đến xin nhận nhà thì trước đó, ngày 15/6/2006, ngôi nhà này đã bị hư sập nặng do bị động đất. Các bên đều đổ lỗi cho nhau và đòi bên kia bồi thường cho mình. Hãy giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:02 PM #6

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Thời gian: 90 phút

Được sử dụng tài liệu

Câu 1: (4.5 điểm)

Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS là tài sản.

2/ Một bên vi phạm HĐ gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại khi bên bị vi phạm có yêu cầu bồi thường.

3/ HĐ có đền bù là HĐ mà trong đó nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải đền bù thiệt hại.

4/ Rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ khi tài sản được giao cho bên mua.

5/ HĐ vay tài sản là HĐ có đền bù.

6/ Nhà ở chỉ được thế chấp mà không được cầm cố.

Câu 2: (1.5 đ)

Ông A cho doanh nghiệp B thuê 10 chiếc xe Toyota loại 15 chỗ để sử dụng vào việc kinh doanh vận chuyển hành khách. Thời hạn là 5 năm. Được 2 năm thì có 3 chiếc bị hư hỏng. Doanh nghiệp B yêu cầu ông A sửa chữa nhưng ông A phản đối với lý do là bên B sử dụng thì bên B phải tự sửa. Bên B chứng minh việc xe bị hỏng không phải do lỗi của bên B, nếu ông A không sửa thì bên B sẽ hủy HĐ. Hãy cho biết ai có nghĩa vụ phải sửa chữa những chiếc xe bị hư hỏng nói trên và giải thích ngắn gọn tại sao?

Câu 3: (4 đ)

A mang xe đến cửa hàng của B sửa. B hẹn A 1 tuần sau quay lại lấy. Đúng hẹn A quay lại nhưng B nói nhiều việc quá nên sửa chưa xong. A không nói gì ra về. Tối đó, 1 cơn bão làm sập nhà của B và 1 số nhà khác, tài sản của B và xe của A bị hư hỏng. A yêu cầu B bồi thường vì cho rằng B chậm sửa xe nên vi pạhm HĐ. Vì vậy, B phải chịu trách nhiệm. B cho rằng A là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro. Theo anh chị tranh chấp này giải quyết như thế nào? Tại sao?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:02 PM #7

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỀ THI MÔN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG (LDS3)

Lớp Thương Mại 31B

Thời gian 90p

SV được sử dụng văn bản pháp luật

Câu 1: (2 điểm)

Nêu ngắn gọn những điểm khác nhau giữa hợp đồng thuê và hợp đồng thuê khoán tài sản.

Câu 2: (4,5 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý nếu có?

  1. Đối tương của các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự là tài sản.
  2. Một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại khi bên bị vi phạm có yêu cầu bồi thường, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  3. Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng có đền bù.
  4. Khi hợp đồng mua bán tài sản vô hiệuu thì hợp đồng đặt cọc để đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán đó cũng vô hiệu theo.
  5. Việc trả lời một đề nghị giao kết hợp đồng mà có sự sửa đổi nội dung thì được xem là lời đề nghị mới.
  6. TRong quan hệ hợp đồng, người nào trực tiếp thực hiện hợp đồng thì người đó là chủ thể hợp đồng.

Câu 3 (3,5 điểm)

Ông A bán cho ông B một TV LCD hiệu Sony với giá 20 triệu đồng. Theo thỏa thuận, ông B đã thanh toán 10 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ thanh toán sau 3 ngày và nhận tivi. Đến hẹn, ông B không thanh toán số tiền còn lại và cũng không đến lấy tivi. Ngày hôm sau, nhà ông A bị mất trộm nhiều tài sản quý giá trong đó có cái tivi nói trên. Sau khi sự việc xảy ra, hai bên phát sinh tranh chấp vì:

– Ông B đòi lại 10 triệu đã thanh toán vì cho rằng ông không vi phạm hợp đồng. Việc ông B không đến lấy ti vi là do công tác đột xuất (qua xác minh điều đó là đúng) nên ông không có lỗi với thiệt hại.

– Ông A không đồng ý trả lại 10 triệu mà còn yêu cầu ông B trả tiếp 10 triệu còn lại. Theo ông A thì ông B vi phạm hợp đồng, lỗi hoàn toàn thuộc về ông B nên ông B phải chịu trách nhiệm.

  1. Lập luận của ai đúng, ai sai, giải thích?
  2. Nêu hướng giải quyết tranh chấp trên? Vì sao?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:03 PM #8

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Thời gian: 90 phút

Được sử dụng tài liệu

Câu 1: (4.5 điểm)

Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng được chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên có thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một tháng. Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy cả xe cùa B.

Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?

Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết :

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì ?

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đúng, ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:03 PM #9

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Câu 1: (4.5 điểm) Trả lời đúng hoạc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng đợc chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển gioa tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên co thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một thạng Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy xe cùa B

Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?

Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đủng? Ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:03 PM #10

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Khoa Kinh tế – ĐHQG

1) di chúc có phải là hợp đồng ko, tại sao?

2) hãy nêu ý nghĩa của các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng. điều khoản bắt buộc khác với điều khoản thường lệ như thế nào?

3) em hiểu như thế nào về điểm a, khoản 1 điều 294 Luật Thương Mại Bó tay rồi

4) A giao kết HĐ với B. A phát hiện ra B lừa dối trong giao kết HĐ (có chứng cứ chứng minh). A kiện ra toà và yêu cầu toà án tuyên bố HĐ vô hiêu. hỏi A có thể yêu cầu toà án tuyên bố HĐ vô hiệu ko, tại sao

5) kéo dài hiệu lực của hợp đồng là gì? điều này xảy ra trong trường hợp nào. cho ví dụ

6) A giao kết hợp đồng với B nhưng sau đó B đã vi phạm những điều khoản cơ bản của hợp đồng. A được quyền lựa chọn 1 trong 3 phương án sau : tạm dừng, đình chỉ, chấm dứt hợp đồng. Nếu là A, em lựa chọn phương án nào

7) A kí kết với B HĐ mua bán hàng hoá nhưng ko thoả thuận về chất lượng hàng hóa. A là bên mua, B là bên bán. đến hạn B giao hàng kém chất lượng. A ko đồng ý cho rằng B vi phạm HĐ. hỏi A có quyền khiếu kiện ra toàn án ko? em hãy tư vấn cho A giải quyết tình huống này

Câu này có ngày nữa, nhưng em quên mất rồi. e chỉ bit là ngày đề cho để làm căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện để trả lời câu “A có quyền kiện ko”

  1. trong HĐ có điều khoản “người bán phải giao hàng cho người mua sau 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được giao kết”. em hiểu gì về điều khoản này, nêu nhận xét. giả sử ngày HĐ được giao kết là ngày 1/4/2007

9) địa điểm giao hàng được xem là điều khoản thường lệ trong hợp đồng, vậy tại sao trong HĐ mua bán hàng hàng hoá thì địa điểm giao hàng được xem là bắt buộc và được quy định rõ trong luật

10) trong quan hệ hợp đồng thì yếu tố lỗi k fải là yếu tố quan trọng vậy sao trong điều 308 LDS lại có sự phân biệt về lỗi cố ý và vô ý. giải thích

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:03 PM #11

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

I/

  1. Nhận định:

a/ khi bên đc bảo lãnh vi pham nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh có q` yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay

b/khi một bên vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại thì fải bồi thường

c/Một bên chỉ có q` đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên kia có hành vi vi fạm HĐ

d/Khi thấy việc tiếp tục thực hiện HĐ ko có lợi cho mình thì các bên có q` thoả thuận chấm dứt HĐ bất cứ lúc nào

e/Mọi sự lừa đối đều dẫn đến sự vô hiệu của HĐ

2/ Lý thuyết

ý nghĩa của việc quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về HĐ là 2 năm (Đ 427)

3/Lý thuyết

phân biệt HĐ vô hiệu tuyệt đối và HĐ vô hiệu tương đối

II/ BTập

A bán nhà cho B giá 900Tr, nhưng công chứng chỉ với giá 500tr nhằm trốn thuế. sau đó B chỉ trả 500tr theo HĐ đã công chứng, A ko chịu và chanh trấp xảy ra giải quyt ntn ???

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:03 PM #12

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Lớp QT31B

Thời gian 90 phút

Được sử dụng tài liệu

I – Nhận định

  1. “TAND là cơ quan duy nhất có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu”
  2. “Hợp đồng thuê xe máy và hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh cafe với thời hạn 1 năm phải công chứng, chứng thực”
  3. “Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thể tiến hành được do đất đã thuộc quy hoạch lộ giới mà bên bán không biết thì bên mua mất tiền đặc cọc”

II – Giải quyết tình huống

Chị Hồng vay tiền của bà Bích và hợp đồng vay này có bảo lãnh của anh Hùng. Do hoàn cảnh khó khăn nên đến hạn chị Hồng không trả được trong khi đó bà Thủy (bạn chị Hồng) còn nợ chị Hồng một khoản tiền lớn. Cuối cùng, các bên thống nhất chuyển khoản nợ của chị Hồng sang cho bà Thủy (và bà Thủy không phải trả cho chị Hồng nữa). Một thời gian sau bà Thủy bỏ nhà không để lại tin tức và chưa thanh toán hết nợ cho bà Bích.

Anh Hùng có còn trách nhiệm với bà Bích không? (1 điểm)

Bà Bích có thể yêu cầu chị Hồng thanh toán phần còn lại không? (4 điểm) (Lưu ý: Trả lời theo góc độ văn bản; thực tiễn xét xử, quan điểm của các tác giả và quan điểm cá nhân)

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:03 PM #13

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỀ THI: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

ĐH LUẬT TP.HCM

Thời gian làm bài 90 phút

Chỉ sử dụng văn bản luật khi làm bài, không sử dụng tài liệu hoặc giáo trình.

Câu 1 (5 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý?

  1. Đối tượng của hợp đồng ký cược có thể là giấy tờ có giá.
  2. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật tiêu hao.
  3. Một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại khi bên bị vi phạm có yêu cầu bồi thường.
  4. Hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức thì đương nhiên vô hiệu.
  5. Trong mọi trường hợp, bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí tu sửa tài sản thuê.

Câu 2 (1.5 điểm)

Nêu ngắn gọn những điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng theo điều 425 BLDS 2005

Câu 3 (3.5 điểm)

Ngày 10/01/2006, bà Xuân và ông Lân có thỏa thuận mua bán căn nhà số 30 đường X, quận T với giá 40 lượng vàng và bà Xuân đã đặt cọc 10 lượng vàng. Trong quá trình tiến hành làm thủ tục mua bán nhà, ông Lân không trình bản vẽ căn nhà, họa đồ hiện trạng cho bên mua. Ông Lân tuy biết rõ tình nhà của mình nằm hoàn toàn trong diện tích giải tỏa nhưng ông không nói bên mua biết. Bà Xuân – phía bên mua – do tin tưởng vào bạn thân nên không xem giấy tờ và ký vào bản cam kết tại UBND phường với nội dung “không khiếu nại khi nhà bị giải phóng đường”. Mãi hơn một tháng sau, trong khi tiến hành làm thủ tục mua bán nhà, bà Xuân mới biết được sự thật nên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà vô hiệu. Tiền cọc đã đưa trước 10 lượng, nay bà chỉ đòi lại 9 lượng. Ông Lân nhận rằng có nhận 10 lượng vàng đặt cọc, nay chỉ xin trả 5 lượng, khi nào có điều kiện thì sẽ trả tiếp vì số tiền đó ông đã tiêu hết.

Tòa sơ thẩm quyết định: tuyên bố hợp đồng mua bán nhà vô hiệu, buộc ông Lân phải trả 9 lượng vào cho bà Xuân. Ông Lân không đồng ý với bản án sơ thẩm, có đơn kháng cáo.

Tòa phúc thẩm nhận định: phía ông Lân đã xác định có giấu người mua nhà về tình trạng ngôi nhà; phía bà Xuân thừa nhận có ký tờ cam kết không khiếu nại khi nhà bị giải tỏa. Do đó hai bên đều có lỗi, xét thấy bên bán có lỗi nhiều hơn nên người bán phải trả lại bên mua 7 lượng vàng, người mua chịu chịu 3 lượng vàng và tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Theo anh chị, quyết định của Tòa cấp nào đúng? Tại sao?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:04 PM #14

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

đề thi của lớp hình sự 32a

Câu 1: hãy cho biết nhưng nhận định đúng sai, tại sao?

  1. a) Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, nhưng k phải là sự thỏa thuận nào giữa các bên cũng là hợp đồng
  2. b) Nghĩa vụ bảo hành là nghĩa vụ mặc nhiên mà bên bán phải thực hiện đối với bên mua, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  3. c) Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, song vụ, và có thể đền bù hoặc k, tùy trường hợp.
  4. d) Hợp đồng chỉ bị coi là vô hiệutoàn bộ chỉ khi tất cả các điều khoản của hợp đồng đều trái pháp luật

Câu 2: anh A cho chị B để chị B vạy số tiền 100 triệu đồng, trong thời hạn 1năm, tính từ 01/01/2006, lãi suất 10% 1 năm. Đáo hạn, anh A đòi chị B cả gốc lẫn lãi, nhưng chị B k có tiền để trả. Tháng 10/2007, anh A kiện chị B ra tòa. 02/01/2008 tòa án xử sơ thẩm vụ kiện trên.giả sử theo quy định của ngân hàng NN, lãi suất cơ bản vào thời điểm vay là 1% /tháng, và lúc xét xử là 18%/năm. Hỏi chị B phải trả cho A những khoản tiền nào? Vì sao?

  1. II) bài tập

Chị A thỏa thuận mua của B 10 tấn bắp cải đà lạt. yêu cầu B giao hàng tịa TO. HCM với giá 2,8 triệu Đ 1 tấn, thời hạn giao là 10/01/2006. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng nói trên, chịA đã đặt cọc cho B số tiền là 2,8 Triệu, có lập thành văn bảnđê ngày 05/01/2006/

Anh B đã giao cho chị A đúng hẹn, và đúng địa chỉ nhà của chị A, nhưng k có ai có mặt để nhận hàng hóa. Do anh B làm mất số điện thoạicủa chị Anên k thể liên lạc với chị A để báo với chị A có mặt để nhận hàng. Vì thế, anh B đã đã gửi lô hàng đó vàokho chợ đầu mối hiệp bình theo đúng yêu cầu của hợp đồng. quay về đà lạt trong ngày, tìm thấy số điện thoại của chị A, anh B liền liên lạc với chị A và thông báo cho chị A về việc gửi hàng tại kho hiệp bình, và yêu cầu chị A đến nhận. chị A cho biết chị bị bệnh, phải nằm viện đột xuất mấy ngày trước, nên k thể có mặt để nhận hàng lúc giao. Ngay sau khi nhận dc thông báo của anh B, chị A xuất viện ngay ngày hôm sau và đến kho hiệp bình để nhận hàng, thì phát hiện lô cải bắp nói trên đã bị hư hỏng nặng nề. chị A đòi chủ kho hiệp bình và anh B liên đới bồi thường. anh B chẳng những k đồng ý mà con tuyên bố k hoàn lại tiền cọc cho chị A, đòi chị A bồi thường thiệt hại cho anh. Chi A phản đối vì rằng mình k đến nhận hang dc là do nguyên nhân bất khả kháng, chứ chị k có lỗi. bắp cải hư là do lỗi anh B và chủ kho. Bởi vậy, cả hai người phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị.

Dựa vào quy đinh của pháp luật, hãy giải quyết các tranh chấp nêu trên.

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:04 PM #15

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỀ THI MÔN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG( DS3)

LỚP DS32B( LẦN 1)

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

( chỉ được sử dụng văn bản pháp luật)

Câu 1: ( 4 điểm)

các nhận địh sau đây đúng hay sai?vì sao? nêu cơ sở pháp lý??( nếu có)

1.1 ủy quyền là sự chuyển quyền từ người ủy quyền sang người được ủy quyền.

1.2 nhà ở chỉ được thế chấp mà k đc cầm cố.

1.3 trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.4 hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ.

câu 2: ( 2 điểm)

nêu những điểm khác nhau giữa hợp đồng thuê và hợp đồng thuê khoán.

câu 3: (2 điểm)

ông A và bà B giao kết hợp đồng cho vay với nội dung:

– số tiền cho vay: 200 triệu đồng

– thời hạn vay: 2 năm, tính từ ngày 1/1/2006

-lãi suất: 5%/ tháng

một năm đầu, bà B trả tiền lãi đầy đủ và đúng hạn, nhưng sau đó không trả nữa. Đến hạn, do đòi nhiều lần không đc, nên ông A khởi kiện yêu cầu Tòa Án buộc bà B trả nợ gốc và lãi theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng.

Anh( chị) hãy tính số tiền mà bà B phải thanh toán cho ông A, biết rằng lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay này là 1%/tháng.giải thích?

câu 4: ( 2 điểm)

công ty Vạn Thịnh cho anh tú thuê 1 xe ô tô trong thời gian 2 tháng.Anh Tú để xa dưới tầng hầm của chung cư ( nơi anh sinh sống). Trong thời gian thuê, chẳng may gặp mấy cơn mưa lớn liên tục vào thời điểm anh Tú đi công tác ở tỉnh xa không có ở nhà, nên nước ngập tầng hầm,xe bị ngâm trong nước 2 ngày bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa gần 100 triệu đồng.

Yêu cầu của công ty Vạn Thịnh buộc anh Tú phải chịu chi phí sửa chữa xe có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? tại sao?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:04 PM #16

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỀ THI: MÔN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

thời gian làm bài: 90 phút

(sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)

thầy dạy: nguyễn xuân quang

:th_khi127:

  1. nhận định đúng sai. giải thích ngắn gọn
  2. khi không có thỏa thuận về thời hạn, bêb có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kì thời điểm nào cho bên có quyền
  3. địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của bên có quyền
  4. khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt
  5. trong các bên quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì có quyền bù trừ nghĩa vụ cho nháu
  6. trình bày ý nghĩa pháp lí của qui định: hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp vi pham về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
  7. bài tập:

ngày 1.2.2009 ông A kí hợp đồng cho ông B thuê căn nhà X phố Y thành phố H, thời hạn thuê là 2 năm, với giá 10 triệu đồng 1 tháng. thời hạn giao nhà là 1.3.2009. trong trường hợp các bên có cam kết bên nào vi phạm sẽ bị phạt 10%. do xây nhà chưa xong nên ngày 1.3.2009 A không giao nhà được và hẹn 5 ngày sau sẽ giao, đồng thời chịu phạt 10% của mười triệu 1 tháng. B không đồng ý mà cho rằng phạt 10% của toàn bộ giá trị hợp đồng là 240.000.000 của 2 năm. theo anh, chị, tranh chấp này được giải quyết thế nào.

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:04 PM #17

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

LỚP QT32B

THỜI GIAN: 90 phút

Chỉ được sử dụng VĂN BẢN PHÁP LUẬT

  1. Nhận xét sau đây đúng, sai hay không chính xác:

– Tất cả các hành vi pháp lý đơn phương đều làm phát sinh nghĩa vụ DS.

– Đối tượng của HĐ vay tài sản và mượn tài sản là tài sản tiêu hao.

– Tất cả các quy định điều chỉnh HĐ mua bán tài sản được áp dụng cho HĐ trao đổi tài sản.

– TA chỉ có thể giải thích HĐ theo các phương thức đã được BLDS quy định.

  1. Anh/chị hãy cho biết:

– Nguồn chủ yếu điều chỉnh HĐDS và những đặc điểm của nguồn này.

– Suy nghĩ của mình về khoản 2, Điều 305, BLDS.

III. Giải tình huống sau:

Anh An nhận vận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy. Trên đường vận chuyển, tàu bị gió lớn nhấn chìm và toàn bộ số hàng bị hư hỏng. Hỏi:

– Anh An có trách nhiệm bồi thường cho anh Bình không?

– Nếu anh An thống nhất bồi thường cho anh Bình 100.000.000đ thì anh An có được quyền y/c cty bảo hiểm hoàn trả khoản tiền hay không?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:04 PM #18

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

Thời gian 90′. Được sử dụng tài liệu

  1. Lý thuyết
  2. Các nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao
  3. Khi người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho 1 trong số những người

bảo lãnh liên đới thì phải được sự đồng ý của những người này.

  1. Ủy quyền là sự chuyển quyền từ người ủy quyền sang người được ủy quyền.
  2. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản là nơi cư trú hoặc trụ sở bên bán, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  3. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  4. Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù
  5. Các hình thức của hợp đồng đều có giá trị pháp lý như nhau.
  6. Trình bày ngắn gọn những điểm khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối.
  7. Bài tập

Ngày 10/01/2006 bà Xuân và ông Lân có thỏa thuận mua bán căn nhà số 30 đường X, quận T với giá 40 lượng vàng và bà Xuân đã đặt cọc 10 lượng vàng. Trong quá trình tiến hành làm thủ tục mua bán nhà ông Lân không trình bày bản vẽ căn nhà, họa đồ hiện trạng cho bên mua. Ông Lân tuy biết rõ tình trạng của mình nằm hoàn toàn nhà trong diện tích giải tỏa nhưng ông không nói cho bên mua biết. Còn phía bên mua do tin tưởng vào chỗ bạn thân nên bà Xuân không xem giấy tờ và ký vào bản cam kết tại UBND phường với nội dung: “không khiếu nại khi nhà bị giải tỏa phóng đường”. Mãi hơn 1 tháng sau, trong khi tiến hành làm thủ tục mua bán nhà, bà Xuân mới biết được sự thật nên yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Tiền cọc đã đưa trước 10 lượng vàng, nay bà chỉ đòi 9 lượng. Ông Lân nhận rằng có nhận 10 lượng vàng đặt cọc, nay chỉ xin trả 5 lượng, khi nào có điều kiện thì sẽ trả tiếp vì số tiến đó ông đã chi tiêu hết.

Tòa sơ thẩm quyết định: hủy hợp đồng mua bán nhà, buộc ông Lân trả 9 lượng vàng cho bà Xuân. Ông Lân không đồng ý với bản án sơ thẩm, có đơn kháng cáo.

Tòa phúc thẩm nhận định: phía ông Lân đã xác định có giấu người mua nhà về việc căn nhà này nằm trong diện giải tỏa; phía bà Xuân thừa nhận có ký tờ cam kết không khiếu nại khi nhà này bị giải tỏa. Do đó, xét thấy cả hai bên đều có lỗi nhưng phía bên bán nhiều hơn, nên người bán trả lại 7 lượng vàng, người mua chịu 3 lượng vàng, hủy hợp đồng mua bán nhà.

Theo anh chị, quyết định của tòa cấp nào đúng? Vì sao?

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:04 PM #19

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỀ THI MÔN: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG( DÂN SỰ 3 )

Lớp TM, DS và QT 33B (Lần 1)

Thời gian: 90 phút, chỉ được sử dụng văn bản pháp luật

I- Anh/chị cho biết suy nghĩ của mình về những nhận định sau:

– Nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn thì bên mượn tài sản không thể cho người khác thuê tài sản đã mượn.

– Hợp đồng thuê kho hàng hóa có thời hạn hai năm phải công chứng, chứng thực.

– Khi Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm hình thức bắt buộc, Tòa án cho các bên một khoảng thời gian tối đa là một tháng để khắc phục hình thức bắt buộc nếu một bên yêu cầu tiếp tục Hợp đồng.

II- Anh/chị hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa đặt cọckí cược.

III- Giải tình huống sau:

Vào đầu năm 2006, bà Xuân cho bà Anh vay một khoản tiền và hai bên thống nhất bên vay sẽ trả tiền vay chậm nhất vào ngày 1/7/2006. Tuy nhiên bà An đã không trả tiền cho bà Xuân đúng thời hạn. Đầu năm 2009, bà Xuân yêu cầu bà An trả tiền và thông báo nếu bà An không trả tiền thi sẽ kiện bà An ra tòa án. Bà An trả lời rằng thời hiệu khởi kiện đã hết và do đó nghĩa vụ trả tiền vay của bà An đã chấm dứt.

Bà Xuân đề nghị anh/chị cho biết ý kiến về 2 vấn đề sau:

1) Thời hiệu khởi kiện của bà Xuân đối với bà An còn không? Vì sao?

2) Nếu thời hiệu khởi kiện của bà Xuân đã hết, nghĩa vụ trả tiền của bà An có chấm dứt không?

Đối với vấn đề thứ hai, anh/chị phân tích cho bà Xuân biết Quan điểm của tác giả, Văn bản pháp luật hiện hành, Thực tiễn xét xử và Quan điểm cá nhân của anh/chị

Vinh quang lớn nhất đời người không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
http://luathoc.cafeluat.com – Diễn đàn Luật học

Trả Lời Với Trích Dẫn

  • 03-07-2011 10:05 PM #20

loiphuoc

Đại tướng (Quản trị viên Cafeluat)

 

Tham gia ngày

Oct 2010

Bài viết

989

Thích

62

Được thích 101 lần / 87 bài viết

Ðề: Tuyển tập Đề thi môn pháp luật hợp đồng (Dân sự 3) – 90″ – Sử dụng VBPL

ĐỀ DÂN SỰ LỚP HÌNH SỰ 33A

Thời gian 90 phút, được sử dụng tài liệu

câu 1: phân tích các loại hợp đồng, cho thí dụ

câu 2: nhận định đúng sai, cho thí dụ minh họa

  1. một nghĩa vụ được thay thế bằng một nghĩa vụ khác khi hai nghĩa vụ đó cùng đến hạn và cùng loại
  2. được lợi không có căn cứ pháp luật là một trong những hành vi trái pháp luật
  3. hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết

câu 3: bài tập

anh phan vào quán phở gọi một tô phở tái nạm đặc biệt giá 50k, hẹn phải mang ta trong vòng 15 phút vì anh đang có việc vội phải đi ngay. Chủ quán đồng ý. Khoảng 12 phút sau anh nhận một cú điện thoại gấp, phải rời quán nên gọi chủ quán hồi lại tô phở. Chủ quán nói mình đã chuẩn bị tô phở rồi, nếu anh đi thì anh phải trả tiền. anh phan không đồng ý. Hãy phân tích các trường hợp sau:

  1. hợp đồng mua bán phở giữa anh phan và chủ quán có hiệu lực không? nếu có thì từ thời điểm nào?
  2. anh phan cho rằng chủ quán chưa làm tô phở thì tại sao lại bắt anh bồi thường. Chủ quán dắt anh phan vào bếp, chỉ cho anh thấy tô phở của anh đã được chuẩn bị xong, chuẩn bị đem ra bàn. anh Phan nói rằng quán có hàng trăm người, làm sao biết được tô phở đó là của anh? anh ra quán hỏi lớn tiếng có ai kêu tô phở đặc biệt không nhưng do quán đông quá nên không ai nghe và cũng không trả lời. Theo bạn muốn anh phan phải bồi thường tiền tô phở cho chủ quán thì chủ quán phải chứng minh điều gì?
  3. giả sử anh phan đi luôn mà không thông báo cho chủ quán là đã hồi tô phở. Sau đó mới gọi điện lại. chủ quán nói lúc nãy do không biết tô phở đã bị hồi nên đã bưng ra bàn rôi. chờ một lúc không ai đến ăn, chủ quán đã bán lại cho một bà khách khác giá 10k vì phở đã nguội, chủ quán nói tiền vốn tô phở là 30k, vậy anh phan phải bồi thường 20k tiền chênh lệch( giữa 30k và 10k). anh phan không đồng ý, nói rằng làm sao chứng minh được tô phở bưng ra bàn là tô phở của anh, vì ở bàn đó cũng có nhiều người, rồi làm sao chứng minh được tô phở bán cho bà khách giá 10k chính là tô phở chủ quán đã làm cho anh? chủ quán bí quá hỏi bạn. bạn trả lời thế nào?

HaiChauBK

Để lại lời nhắn của bạn ở đây ^^