Tổng hợp lý thuyết môn Pháp luật thương mại hàng hóa dịch vụ

kienthuc4share xin gửi tới các bạn đề thi luật – Tổng hợp lý thuyết môn Pháp luật thương mại hàng hóa dịch vụ

VĐ 1: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA

I. KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA

1. Khái niệm: (Khoản 8 điều 3 Luật TM)

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai

1. Bất động sản bao gồm:

–        Đất đai;

–        Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

–        Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

–        Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

3. Quyền tài sản (Điều 181 BLDS) là động sản?

2. Đặc điểm

Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.

Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.

–              Hình thức: HĐ là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.

NOTE: HĐ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đối với các HĐ pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: HĐ mua bán quốc tế.

Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

Mua bán HH Hàng đổi hàng Tặng cho HH Cho thuê HH
KN  Là hoạt động thương mại. Là giao dịch dân sự. Là giao dịch dân sự. Có thể là hoạt động thương mại hoặc giao dịch dân sự.
Chủ thể Chủ yếu là các thương nhân với nhau, gồm: bên mua & bên bán. Là chủ thể của QH PL nói chung, gồm: 2 bên trao đổi cho nhau. Là chủ thể của QH PL nói chung, gồm: bên tặng & bên đuợc tặng. Nếu là HĐ TM thì bên thuê phải là thương nhân, gồm: bên thuê & bên cho thuê.
Đối tượng Là hàng hoá qđ tại k2Đ3 LTM. Hàng hoá theo quy định của BLDS. Hàng hoá theo quy định của BLDS. Là hàng hoá theo qđ của LTM.
Chuyển quyền SH Bên bán chuyển HH, quyền SH cho bên mua và nhận thanh toán; Bên mua nhận quyền SH HH và thanh toán cho bên bán. Kể từ thời điểm giao hàng thì quyền SHHH đc chuyển từ người bán sang nguời mua. Hai bên chuyển giao HH & quyền SH cho nhau. Bên tặng chuyển quyền SH cho bên được tặng; bên được tăng ko có nghĩa vụ gì với bên tặng. Ko chuyển quyền SH mà người thuê chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và trả tiền thuê cho bên cho thuê.
Mục

đích

Kinh doanh thu lợi nhuận. Đổi hàng này lấy hàng kia, phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống. Xuất phát từ ý chí của 1 bên chủ thể tặng cho vì nhiều mục đích khác nhau. Kinh doanh thu lợi  nhuận.
Luật áp dụng LTM và LDS LDS LDS LTM và LDS
Quan hệ mua bán HH Mua bán tài sản trong dân sự
Là hoạt động thương mại. Là giao dịch dân sự.
Chủ thể Chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau. Là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung.
Đối tưọng Phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại k2Đ3 LTM không có bất động sản. Phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả cá loại tài sản theo quy định của BLDS trong đó có cả bất động sản.
Phạm vi Phạm vi hẹp hơn chỉ là một dạng của quan hệ mua bán tài sản trong dân sự. Phạm vi rộng hơn.
Mục đích Kinh doanh thu lợi nhuận. Nhiều mục đích khác nhau nhưng không nhất thiết là phải có mục đích lợi nhuận như trong mua bán hàng hoá.
Luật áp dụng LDS và LTM. LDS.

 

3. Nguôn luật điều chỉnh quan hệ mua án hàng hóa:

Nguồn luật điều chỉnh:

–              BLDS 2005

–              LTM 2005

–              NĐ 12/2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế

–              NĐ 158 /2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch.

–              ĐƯQT WTO

–              Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá.

 

4. Phân loại mua bán hàng hóa:

a. Mua bán hàng hóa trong nước

Không có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hoặc vào khu vực hải quan riêng biệt có quy chế riêng như khu chế xuất hoặc khu ngoại quan.

b. Mua bán hàng hóa quốc tế

Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức:

– Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa làviệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

– Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

– Tạm nhập, tái xuất: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa đựơc đưa từ nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

– Tạm xuất, tái nhập: Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.

– Chuyển khẩu: Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm và đặc điểm

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa

*  Đặc điểm:

Thứ nhất, về chủ thể :

– Thương nhân với thương nhân

– Thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn áp dụng Luật Thương mại.

Thứ hai, về hình thức

– Theo quy định tại điều 24 Luật TM, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

– Đối với HĐ mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó.

Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật cũng được coi là có gía trị tương đương văn bản.

Thứ ba, về đối tượng: Hàng hóa bao gồm: (K2 Đ3LTM)

– Tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

– Những vật gắn liền với đất đai.

Hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại

Thứ tư, về nội dung hợp đồng MBHH: Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù. Thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán , theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; bên mua có nghĩa vụ nhân hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận.

2. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa:

Là những điều khoản  do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng . Các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện HĐ

– Phải có chi tiết về tư cách của các bên giao kết hợp đồng (tên, địa chỉ, số tài khoản, đại diện các bên.

– Điều khoản về tên hàng

– Điều khoản về quy cách, chất lượng

– Điều khoản về giá cả

– Điều khoản về phương thức thanh toán

– Địa điểm, thời gian giao nhận hàng

– Quyền và nghĩa vụ các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng .

– Các nội dung khác…

Ngoài ra, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật  (những điều khoản pháp luật quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng)

3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .

a. Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán:

– Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện ‎ yù chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận mới  trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung

–              Đề nghị giao kêt HĐ phải:

o     Hàm chứa các điều khoản chủ yếu như đối tượng của HĐ;

o     Thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm;

o     Hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định;

o     Tuân theo hình thức pháp luật quy định.

–              Đề nghị giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được đề nghị. Đó là thời điểm:

o     Chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị;

o     Đưa vào hệ thống thông tin của bên đc đề nghị;

o     Bên được đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác.

–              Bên đưa ra đề nghị phải đưa ra thời  hạn trả lời đề nghị.

– Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.

– Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp :

+ Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận

+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận

+ Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực

+ Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực

+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .

Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ  nội dung của đề nghị . Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau :

-Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí‎ do khách quan mà bên đề nghị biết  thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ‎ý với chấp nhận đó.

– Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là  đề nghị mới  của bên chậm trả lời .

– Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau , kể cả trường hợp qua  điện thoại  hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận  hay không  chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá :

– Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký‎ tên vào văn bản

– Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằmg văn bản : hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

– Hợp đống giao kết bằng lời nói : thời điểm giao kết  hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng .

4. Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hoá: (theo quy định điều 122 BLDS)

Thứ nhất  Các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán  phải có năng lực chủ thể,  có đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Trường hợp mua bán hàng hoá kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải  đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định .

–          Chủ thể chủ yếu là giữa các thương nhân, bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thuờng xuyên có ĐKKD.

–          Chủ thể không phải là thương nhân phải tuân theo LTM 2005 khi chủ thể lựa chọn áp dụng luật TM.

Thứ hai, mục đích và nội dung  của hợp đồng mua bán hàng hoá không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng  nhưng không tráí pháp luật và  đạo đức xã hội , tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác.

Thứ tư : hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định pháp luật

Ngoài các điều kiện trên, đại diện các bên giao kết hợp đồng MBHH phải đúng thẩm quyền, là đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền). Đ 145/BLDS

5. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá :

a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá :

– Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các khoản thoả thuận khác

– Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

– Không được xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá :

* Nghĩa vụ cơ bản của bên bán :

Người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì và đúng thời hạn thoả thuận trong hợp đồng

– Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng :

Bên bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng, nếu hai bên có thoả thuận trong hợp đồng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua tham dự việc kiểm tra.

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không đảm bảo chất lượng như mẫu hàng hoá hoặc không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp hợp đồng được xác định như sau :

+ Bên  bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

+ Trừ trường hợp nêu trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của pháp luật, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

– Giao hàng đúng số lượng :

Các bên có thể thoả thuận số lượng, cách thức đo lường, đơn vị đo lường

+ trường hợp giao hàng thừa, người mua trả tiền cho số hàng đó, có quyền từ chối số hàng giao thừa. Nếu nhận số hàng giao thừa, người mua phải thoả thuận giá.

+ trường hợp giao hàng có lẫn loại hàng không được thoả thuận  trong hợp đồng thì người mua có quyền từ chối  số hàng lẫn loại này.

+ trường hợp người bán giao thiếu hàng, người mua có quyền :

·             nhận và trả tiền số hàng thực nhận

·             không nhận hàng, buộc bên bán phải chịu các chế tài

·             nhận phần đã giao, đồng thời yêu cầu bên bán giao tiếp phần còn thiếu trong một thời hạn nhất định .

Nếu việc khắc phục này gây bất lợi  hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.

– Giao chứng từ kèm theo hàng hoá :

+  Bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.

+ Trường hợp không có thỏa thuận về  thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.

+ Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ trong thời hạn còn lại

Việc giao hàng có thể thực hiện thông qua người thứ ba (dịch vụ Logistic, qua người làm dịch vụ vận chuyển), các bên có thể thoả thuận  về vấn đề rủi ro đối với hàng hoá khi giao qua người thứ ba.

– Giao hàng đúng thời hạn :

Bên bán phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng thoả thuận trong hợp đồng . Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

+ Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

+ Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.

– Giao hàng đúng địa điểm :

Địa điểm giao hàng do các bên thoả thuận. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

+  trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

+ trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

+ trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

+ trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

– Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng :

+ Theo Luật Thương mại,  trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép, nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng

+ Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong một thời gian hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo đó thi bên bán sẽ không chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ những  khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

– Đảm bảo quyền sở hữu đối hàng hóa mua bán :

+ Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu , tính hợp pháp của hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua , đảm bảo hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;

+ Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

– Rủi ro đối với hàng hóa :

Rủi ro là sự kiện xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng  mà tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên không thể tiên đoán được , không khắc phục hậu quả được. rủi ro là hậu quả của tình huống bất khả kháng.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận , theo Luật Thương mại 2005 , vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như sau :

+ Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao cho bên mua.

+ Thứ hai, chuyển rủi ro trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên

+ Thứ ba, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển : được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

+ Thứ tư, chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

+ Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá  được chuyển cho bên mua  kể từ khi hàng hoá thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.

– Bảo hành hàng hóa

Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

* Nghĩa vụ cơ bản của bên mua :

– Tiếp nhận hàng : người mua phải thực hiện các việc cần thiết , kể cả hướng dẫn gửi hàng  để bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúnghợp đồng.

Khi người mua vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận , người mua phải chịu hậu quả pháp lý, người bán phải áp dụng biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Đối với hàng hoá có nguy cơ bị hư hỏng , người có nghĩa vụ có quyền bán hàng hoá đó để ngăn chận thiệt hại và trả tiền cho người mua  từ khoản thu được do việc bán hàng hoá sau khi trừ đi chi phí hợp lí để bảo quản và bán hàng hóa.‎

–  Thanh toán tiền hàng :

+ Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp đồng kể cả trường hợp hàng hoá bị mất mát hư hỏng sau thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Thời gian thanh toán do các bên thỏa thuận, nếu các bên  không có thỏa thuận thì theo Luật Thương mại bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chừng từ liên quan đến hàng hóa và kiểm tra xong hàng hóa trừ trường hợp các bên thỏa thuận kiểm tra hàng hóa trước khi giao .

+ Nếu người mua vi phạm thời gian thanh toán , thì người bán có quyền đòi lại tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng…theo lãi suất quá hạn do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian  trả chậm tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

+ Người mua có quyền ngừng thanh toán hoặc giữ lại một phần hoặc toàn bộ tiền mua hàng nếu nhận hàng phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật hoặc có bằng chứng người bán hàng lừa gạt …

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa :

a. Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa :

* Khái niệm và đặc điểm :

Khi hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập có hiệu lực pháp luật , các bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ có thỏa thuận. Việc vi phạm các nghĩa vụ  theo hợp đồng mua bán hàng hóa  sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản là :

– Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật

– Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ  theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản.

– Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật.

* Vai trò của chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa :

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên  trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Để bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm, chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa cho phép bên bị vi phạm tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với bên vi phạm đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi bên vi phạm, bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về những thiệt hại do pháp luật quy định.

– Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao ‎‎ý thức trách nhiệm của chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng .

b. Căn  cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHH :

*  Có hành vi vi phạm HĐ:          

– Không thực hiện đúng điều khoản về số lượng, thời gian giao nhận hàng hoá,dịch vụ

– Không thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hoá , dịch vụ, địa điểm giao nhận hàng hoá dịch vụ.

– Không thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán.

*  Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế:

Thiệt hại vật chất  bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi  đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Trong quan hệ thương mại , thiệt hại vật chất có thể xảy ra là :

– Giá trị tài sản mất mát, hư hỏng.

– Chi phí thực tế  hợp lý để ngăn chặn và hạn chế tổn chấ.

– Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện ở phần chênh lệch giá bán hàng hoá trên trên thực tế so với giá mua hàng hoá đó theo hợp đồng đã ký kết.

* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm  và thiệt hại vật chất:

Hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu. hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại , và chỉ bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra kà kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng.

* Có lỗi của bên vi phạt

c. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa:

–  Buộc thực hiện đúng hợp đồng :là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

–  Phạt vi phạm:  Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.  Tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Căn cứ để áp dụng chế tài là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm hợp đồng

– Bồi thường thiệt hại : Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Chế tài bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng  khi có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả và yếu tố lỗi (trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định pháp luật). Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng : là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật TM

– Đình chỉ thực hiện hợp đồng Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp :

+ xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

+ một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

– Huỷ bỏ hợp đồng : bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

+ Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

+ Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

* Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

* Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng:

– Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật

d  Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng :

Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc  không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định. Các bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong những trường hợp sau:

Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

 

III. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

– Giao dịch mua bán hàng hóa có thể phân chia thành 2 loại, căn cứ vào đối tượng:

+ Các giao dịch mua bán hàng hóa hiện hữu: hàng hóa sẽ được bán theo các hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Các giao dịch mua bán hàng hóa mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua hàng hóa sau khi quan hệ mua bán được thiết lập (mua bán hàng hóa tương lai)

Khái niệm mua bán hàng hóa trong tương lai được đề cập trong luật thương mại năm 2005 với tên gọi là mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

1. Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa:  (Đ63/LTM)

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa:

HĐMB hàng hóa qua sở giao dịch  là một dạng cụ thể của hợp đồngmua bán hàng hóa. Ngoài những đặc điểm của HĐMB hàng hóa nói chung, HĐMBHH trong tương lai còn những đặc điểm sau:

– Hợp đồng này là hợp đồng song vụ, theo đó các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

– Đối tượng là những hàng hóa chưa hiện hữu tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng mua bán

– Được giao kết và thực hiện qua sở giao dịch hàng hóa

LTM quy định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

-Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm tương lai theo hợp đồng.

– Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để được mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua và bán hàng hóa đó

VĐ 3. PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN VÀ MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

 

I. ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Đại diện thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của một thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại điện. (Đ 141/LTM)

b.Đặc điểm:

– Đại diện thương nhân là một dạng của quan hệ ủy quyền.

– Chủ thể của quan hệ đại diện gồm bên đại diện cho thương nhân và bên giao đại diện.

– Nội dung của họat động đại diện có thể là một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi họat động của bên giao đại diện.

– Bên đại diện cho thương nhân được hưởng thù lao về việc đại diện.

Theo quy định pháp luật cả bên đại diện và bên giao đại điện đều phải là thương nhân. Bên giao đại diện  là thương nhân có quyền hoạt động thương mại nhất định như MBHH, cung ứng DV thương mại nhưng muốn trao quyền đó cho thương nhân khác, thay mình thực hiện hoạt động TM; Bên đại diện cho TN cũng phải là thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp. Trong quan hệ với bên giao đại diện , bên đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng  trong quan hệ với người thứ ba họ sẽ nhân danh bên giao đại diện chứ không nhân danh chính mình.

2. Hợp đồng đại diện thương nhân

a. Khái niệm: Hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng được ký kết giữa một thương nhân nhận ủy nhiệm của một thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo chỉ dẫn của thương nhân ủy nhiệm.

b. Về Chủ thể của HĐ đại diện TN:

– Bên đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận ủy nhiệm của một thương nhân khác để thực hiện các họat động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó để được hưởng thù lao về việc đại diện.

– Bên giao đại diện là thương nhân ủy nhiệm cho thương nhân khác làm người đại diện cho mình

c. Hình thức (Điều 142 Luật TM)

Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác tương đương văn bản (Điều 142 Luật TM)

d. Thời hạn (Đ144 LTM)

– Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận.

– Trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện.

e. Vấn đề thù lao trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

Nếu bên đại diện yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

a. Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện

– Bên đại diện được hưởng thù lao đối với các hợp đồng được ký kết trong phạm vi đại diện.

– Bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí hợp lý để thực hiện họat động đại diện;

– Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để đảm bảo thanh toán các khỏan thù lao và chi phí đến hạn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Thưc hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;

– Thông báo cho bên giao đại diện về các cơ hội và kết quả thực hiện các họat động thương mại đã được ủy nhiệm;

– Tuân thủ những chỉ dẫn của bên giao đại diện, nếu các chỉ dẫn đó không vi phạm các quy định của pháp luật.

– Không được thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

– Không được tiêt lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn 2 năm kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt;

– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện;

– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho bên giao đại diện

b.Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diên

– Thông báo cho bên đại diện về việc ký kết các hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà người giao dịch đã ký kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;

– Cung cấp các tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện họat động đại diện;

– Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

– Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không ký hoặc không thực hiện được các hợp đồng trong phạm vị đại diện.

* Chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân:???

Đại diện cho thương nhân theo quy định của LTM Đại diện cho thương nhân theo quy định của  BLDS
Chủ thể Bắt buộc là thương nhân. Có thể là bất kỳ ai miễn là đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể được quy định trong bộ luật dân sự.
Mục đích hoạt động Sinh lời Không nhất thiết phải có mục đích này
Hình thức hợp đồng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương không nhất thiết phải thể hiện bằng văn bản

II. MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm và đặc điểm:

a. Khái niệm: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (Đ150/LTM)

b. Đặc điểm:

– Các bên tham gia quan hệ môi giới gồm người môi giới và người được môi giới.

– Bên môi giới thực hiện dịch vụ trung gian thuần túy. Bên môi giới phải là thương nhân, có ĐKKD để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề ĐKKD trung với ngành nghề  KD của các bên được môi giới

– Nội dung họat động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp thông tin; giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; thu xếp gặp gỡ giữa các bên; giúp soạn thảo hợp đồng khi họ yêu cầu…

– Phạm vi: là tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi nhuận như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới tàu biển, môi giới bất động sản…

– Mục đích của họat động môi giới là để hưởng thù lao cho việc môi giới. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên môi giới được hưởng thù lao khi các bên đựơc môi giới đã ký hợp đồng với nhau.

– Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới

2. Hợp đồng môi giới thương mại

Hợp đồng môi giới thương mại là hợp đồng được ký kết giữa một thương nhân hoạt động môi giới thương mại và các bên mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại trong đó thương nhân môi giới thương mại làm trung gian cho các bên trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

a. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới (Đ151 – 154 LTM)

– Người môi giới được quyền hưởng thù lao do việc môi giới. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền này phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng môi giới.

– Người môi giới được quyền yêu cầu người được môi giới thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho người được môi giới.

– Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

– Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của người được môi giới;

– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên được môi giới;

– Chiụ trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

– Không được tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp được ủy quyền của người được môi giới.

b. Nghĩa vụ của bên được môi giới (Đ152 LTM)

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ;

– Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

 

 

 

 

VĐ 4. PHÁP LUẬT VỀ ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

I. ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA

1. Khái niệm và đặc điểm

Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (Đ 155/LTM)

– Là hoạt động thương mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của người khác để được hưởng thù lao.

– Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình trong hoạt động thương mại, nghĩa là khi có tranh chấp thì khách hàng sẽ khiếu nại trực tiếp với bên nhận ủy thác, khách hàng không có quyền đòi bồi thường trực tiếp với bên ủy thác. Các thiệt hại nếu có sẽ do bên nhận ủy thác khiếu nại với bên ủy thác. VD: Nokia ủy thác cho FPT bán điện thoại di động vào VN, khi có khiếm khuyết khách hàng chỉ có quyền khiếu nại với FPT

– Là hành vi thương mại trung gian nhưng bên nhận ủy thác trực tiếp ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng.

2. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

a. Chủ thể

– Bên ủy thác mua bán hàng hóa (Đ157) là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao ủy thác.

– Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa (Đ156) là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.

– Hình thức (Đ159 LTM)

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc hình thức pháp lý khác tương tương

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

a. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác

* Quyền (Đ162 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các quyền sau:

– Yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng;

– Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc các bên cố ý làm trái các quy định của pháp luật;

* Nghĩa vụ (Đ163 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác;

– Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

– Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.

– Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc các bên cố ý làm trái các quy định của pháp luật.

b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

* Quyền (Đ164 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận ủy thác có các quyền sau:

– Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác;

– Nhận thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác;

– Không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã giao theo đúng thỏa thuận cho bên ủy thác;

– Có thể ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa đã ký, nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.

* Nghĩa vụ (Đ165 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các quyền sau:

– Thực hiện mua bán hàng hóa theo thỏa thuận;

– Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác;

– Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận

– Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy thác;

– Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác;

– Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận;

– Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

II. ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI:

1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm: (Đ166 LTM) Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao

b. Đặc điểm:

– Cả bên giao đại lý và người đại lý đều là thương nhân, bằng danh nghĩa chính mình mua bán hàng hóa cho người khác để được hưởng thù lao.

– Quan hệ đại lý thường mang tính chất lâu dài.

– Bên đại lý phải chịu trách nhiệm trước người giao đại lý về sự vi phạm hợp đồng của khách hàng. Khi thực hiện hoạt động đại lý , bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba.

2. Các hình thức đại lý

– Đại lý bao tiêu: bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

Bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý , bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó thù lao mà đại lý được hưởng là mức chêng lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định.

– Đại lý độc quyền: tại một khu vực địa lý nhất định, bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.

– Tổng đại lý mua bán hàng hóa: bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý.

Ngoài ra các bên cũng có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác.

3. Hợp đồng đại lý thương mại

a. Khái niệm

Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý để hưởng thù lao.

– Đại lý mua hàng và đại lý bán hàng

– Đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch vụ

b. Chủ thể

– Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

– Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán hoặc nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.

c. Hình thức hợp đồng

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

d.Thời hạn đại lý (Đ177 LTM)

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

a. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý

* Quyền (Đ172)

– Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;

– An định giá giao đại lý;

– Yêu cầu bên đại lý thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;

– Kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý

* Nghĩa vụ (Đ173)

– Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;

– Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;

– Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu co) khi kết thúc hợp đồng;

– Liên đới chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mình gây ra.

b. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý

* Quyền (Đ174)

– Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa và dịch vụ nhất định;

– Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoăc tiền theo hợp đồng đại lý, nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

– Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;

– Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

– Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

* Nghĩa vụ

– Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá do bên giao đại lý ấn định;

– Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền hàng với bên giao đại lý;

– Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán, giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;

Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua;

– Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

– Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý.

– Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa và dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định đó của pháp luật.

5. Thù lao đại lý

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

–  Hình thức hoa hồng áp dụng trong trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng

– Hình thức chênh lệch giá áp dụng trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý. Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

+  Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

+ Nếu không áp dung được quy định trên thì mức thù lao được xác định là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác.

+ Nếu không áp dung được theo 2 quy định trên thì mức thù lao được xác định là mức thù lao trung bình thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

* Vấn đề thù lao khi chấm dứt HĐĐL

– Nếu bên giao đại lý thông báo việc chấm dứt hợp đồng thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý. Giá trị của khoản tiền bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Nếu thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

– Trường hợp hợp đồng đại lý chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường.

VĐ 5. PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠIKHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM:

  1. Khái niệm:

Xúc tiến thương mại (trade promotion) Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hội chợ và triển lãm thương mại.

  1. Đặc điểm:

– Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ  hay các hoạt động có mục đích sinh lợi khác, tạo cơ hội khuyến khích thúc đẩy các hoạt động này thực hiện có hiệu quả nhất.

– Chủ thể thực hiện là thương nhân, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại của thương nhân. Chủ thể có tư cách pháp lý độc lập, là thương nhân  VN hay nước ngoài

– Mục đích: tìm kiếm thị trường, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm đạt được lợi nhuận

– Cách thức thực hiện: quảng cáo, khuyến mại, tổ chức triển lãm, hội chợ…do thương nhân tự thực hiện

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI.
  2. Khuyến mại
  3. Khái niệm: Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (VD: giảm giá, tặng hàng hoá cho khách hàng mà không thu tiền…).

Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.

– Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối.

–  Cách thức xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi ích nhất định

  1. Các hình thức khuyến mại: như dùng thử hàng mẫu miễn phí, giảm giá, tặng quà, tặng phiếu mua hàng, các chương trình may rủi, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên….
  • Hàng mẫu: đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ để khách hàng dùng thử không fải trả tiền.
  • Sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản fẩm mới.
  • Hàng mẫu fải là hàng hóa kinh doanh hợp fáp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán trên thị trường.
  • Khi nhận hàng mẫu: khách hàng ko fải thực hiện bất kì nghĩa vụ thanh toán nào.
  • Tặng quà: tặng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng không thu tiền.
  • Thúc đẩy hành vi mua sắm, quảng cáo giới thiệu về sản fẩm của nhau;
  • Hàng hoá làm quà tặng có thể là hFng hóa mà thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hoá của thương nhân khác.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng hoá cung ứng dịch vụ trc đó.
  • Mức giảm giá tối đa đối với hànghoá dịch vụ đc khuyến mại không đc vượt quá 50% giá hàng hoá dịch vụ đó ngay trc thời gian khuyến mại.
  • Không đc giảm giá bán hàng hoá dịch vụ trong tr hợp giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (CƯDV) đã đc nhà nước quy định giá cụ thể.
  • Không giảm giá bán HH, CƯDV xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp NN quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
  • Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với 1 loại nhãn hiệu hang hoá, dvụ không đc vượt quá 90 ngày/năm; 1 đợt khuyến mại ko quá 45ngày.
  • Nghiêm cấm lợi dụng hình thức khuyến mại để bán fá giá.
  • Bán hàng, CƯDV có kèm fiếu mua hàng, fiếu sử dụng dịch vụ.
  • phiếu mua hàng, fiếu sử dụng DV kèm theo là fiếu để mua hàng, nhận CƯDV của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng nhận CƯDVcủa thương nhân khác.
  • Nội dung fiếu mua hàng, fiếu sử dụng dịch vụ: Đ97 LTM.
  • Bán hàng, CƯDV có kèm fiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  • Nội dung fiếu dự thi: đ97 LTM
  • Nội dung chương trình không đc trái với truyền thống lịch sử văn hoá, đạo đức thuần fong mĩ tục VN.
  • Bán hàng, CƯDV kèm theo việc tham gia chương trình mang tính may rủi.
  • Chương trình fải đc tổ chức côg khai. Trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên fải thông báo cho cơ quan quản lí NN về TM có thẩm quyền.
  • Tổng thời gian thực hiện khuyến mại không vượt quá 180 ngày/năm; 1 chương trình không vượt quá 90 ngày.
  • Thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng mà không có ng trúng thưởng thì fải đc trích nộp 50% giá trị công bố vào NSách NN.
  • Tổ chức các chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó, việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa dịch vụ mà khách hàng thực hiện.
  • Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hoá nghệ thuật, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Chính là lợi ích fi vật chất mà thương nhân dành cho khách hàng.
  • Các hình thức khuyến mại khác mà đc cơ quan quản lí NN về thương mại chấp thuận.

Các hạn mức khuyến mại:

  • Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá dịchvụ không đc vượt quá 50% giá của đơn vị HH, DV đc khuyến mại trc thời gian khuyến mại đối với t/hợp: giảm giá và bán hàng kèm theo phiếu mua hàng, fiếu sử dụng dịch vụ.
  • Tổng giá trị dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại ko được vượt quá 50% tổng giá trị của HH, DV đc khuyến mại, trừ trường hợp hàng mẫu.

 

  1. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại :

– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.

– Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

– Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng

– Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

– Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa 50% hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa 50%.

  1. Quảng cáo thương mại

Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.

Chủ thể thực hiện quyền quảng cáo thương mại gồm:

– Thương nhân tự quảng cáo hàng hoá, dịch vụ của mình.

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hàng hoá, cho thương nhân khác.

Lưu ý: Thương nhân không được thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại mà pháp luật cấm (Đ109LTM).

  1. Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân bằng cách dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó.

Chủ thể có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

  1. Hội chợ, triển lãm thương mại:

Là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

Chủ thể có quyền tham gia hội chợ triển lãm

Thương nhân VN, chi nhánh của thương nhân VN, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại VN có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại có quyền cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại cho thương nhân khác để hưởng thù lao.

So sánh khuyến mại và quảng cáo TM. Nêu một số ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này đối với người tiêu dùng.

  • Giống:
    • Đều là hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, CƯDV.
    • Có thể do thương nhân tự tiến hành hoặc thuê dịch vụ quảng cáo, khuyến mại dựa trên hợp đồng.
  • Khác:
Tiêu chí Khuyến mại Quảng cáo
Cách thức xúc tiến TM – Dành cho khách hàng những lợi ích nhất định: có thể là lợi ích vật chất hoặc fi vật chất. Tuỳ thuộc mục tiêu của đợt khuyến mại. Khách hàng đc khuyến mại có thể là ng tiêu dùng hoặc trung gian fân fối.

– Bao gồm: hàng mẫu, giảm giá…

Sử dụng sản phẩm và fương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về HH, DV đến khách hàng: hình ảnh, tiếng nói… được truyền tải tới côg chúng qua truyền hình, truyền thanh, ấn fẩm…
Mục đích Xúc tiến bán hàng, CƯDV thông qua các đợt khuyến mại lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng DV, giới thiệu sản fẩm mới => tăng thị fần của DN trên thị trường. Giới thiệu hàng hoá, DV để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận cuả thương nhân thông qua nhấn mạnh đặc điểm, lợi ích của HHoá hoặc so sánh tính ưu việt với sphẩm cùng loại.
  • Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này tới người tiêu dùng:
  • Đối với hoạt động quảng cáo:
  • Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ fía ng ra thông cáo nhằm mục tiêu là thái độ ứng xử cuối cùng của khách hàng do đó thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này có thể mang lại phiền toái cho công chúng trong khi đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu fáp luật không có cách thức kiểm soát thoả đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụg quảng cáo để fát ngôn tuỳ ý, ảnh hưởng tới lợi ích của ng tiêu dùng và thương nhân khác.
  • Tính đại chúng => dc nhiều ng biết đến => tạo uy tín cho sản fẩm: do đó chính phủ cấm quảng cáo mặt hàng hạn chế tiêu dùng.

. Phân biệt quảng cáo TM và trưng bày giới thiệu sản phẩm.

  • Giống:
  • Đều là hoạt động xúc tiến thương mại
  • Đều do thương nhân tự thực hiện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện XTTM
  • Đều nhằm mđích giới thiệu sản fẩm, kích thích tiêu dùng.
  • Xét về bản chất, trưng bày giới thiệu sản fẩm cũng là cách thức đặc biệt để quảng cáo HH, DV.
  • Khác:
Quảng cáo Trưng bày giới thiệu sản fẩm
– Sử dụng sản fẩm quảng cáo và fương tiện quảng cáo.

– sản fẩm quảng cáo bao gồm thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sang chứa đựng các thông tin nội dung quảng cáo.

Sử dụng HH, DV và các tài liệu kèm theo.

– HH, DV chính là công cụ để giới thiệu thông tin về sản fẩm,kiểu dáng, chất lượng, giá cả…

-Hình thức:thể hiện bằng tiếng nói,chữ viết, biểu tượng…thông qua các fuơng tiện.

– fương tiện: truyền thanh, truyền hình, ấn fẩm, băng, biển,báo chí,chương trình hội chọ triểnlãm…

Các hình thức- mở fòg trưng bày

– giới thiệu HH, Dv tại các trung tâm TM, hội chợ triểnlãm.

– tổ chức hội nghị hội thảo có trưng bày HH

– trưng bày HH ,DV trên internet…

VĐ 6. PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

  1. Khái niệm, đặc điểm
  2. Khái niệm

Logistic là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

b.Đặc điểm

– Về chủ thể:

+ Người thực hiện dịch vụ Logistic là thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic.

+ Khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa, có thể là người vận chuyển hoặc là người làm dịch vụ logistics khác.

– Nội dung của dịch vụ bao gồm:

+ Nhận hàng từ người gửi để làm dịch vụ vận chuyển;

+ làm các thủ tục giấy tờ cần thiết;

+ Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển

+ Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa…

– Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ, dược khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ

– Đối tượng của dịch vụ là hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại

* Liệt kê chuỗi dịch vụ log: gồm các công vc đc chia theo 3 nhóm:

  • Các dịch vụ log chủ yếu:
    • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (bao gồm cả bốc xếp công-ten-nơ);
    • DV kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả kinh doanh kho bãi công-ten-nơ và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị);
    • DV đại lý vận tải (bao gồm cả đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa);
    • DV bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua công-ten-nơ.
  • Các dịch vụ log liên quan đến vận tải:
    • Dịch vụ vận tải hàng hải;
    • Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
    • Dịch vụ vận tải hàng không;
    • Dịch vụ vận tải đường sắt;
    • Dịch vụ vận tải đường bộ;
    • Dịch vụ vận tải đường ống.
  1. Các dịch vụ log liên quan khác:
    • Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
    • Dịch vụ bưu chính;
    • Dịch vụ thương mại bán buôn;
    • Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

  1. Hợp đồng dịch vụ Logistics:
  2. Khái niệm:

Là sự thỏa thuận, theo đó bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa còn bên kia có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ . Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù..

  1. Nội dung HĐ dịch vụ logistics có những điều khoản sau:

–  Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hóa thực hiện như:

+ Hỗ trợ việc gởi hàng hóa đi hoặc nhận hàng hóa từ người gởi;

+ Tổ chức vận chuyển hàng hóa;

+ Tổ chức việc lưu kho, lưu bãi hàng hóa

+ Làm thủ tục giấy tờ cho hàng hóa cần vận chuyển, giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, tập kết hàng hóa… để giao nhận

+ Cung ứng dịch vụ tư vấn liên quan đến lưu chuyển và lưu kho hàng hóa;

+ Thực hiện việc đóng gói bao bì, ký mã hiệu hàng hóa, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.

–  Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ

– Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ

– Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ

– Giới hạn trách nhiệm và trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ

– Những thỏa thuận khác….

  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên
  2. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ Logistics (Đ235 LTM)

* Quyền:

– Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

– Cầm giữ số hàng hóa nhất định và các chứng từ có liên quan đến hàng hóa để đòi nợ đã đến hạn nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. (Đ239 LTM)

* Nghĩa vụ (Đ235 LTM)

– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng

– Khi có lý do chính đáng, vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics có thể thực hiện hợp đồng khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo cho khách hàng biết.

– Trong trường hợp có những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, có thể dẫn đến việc không thực hiện được (một phần hoặc toàn bộ hợp đồng) thì phải thông báo ngay với khách hàng để được chỉ dẫn thêm.

– Nếu hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ thì người giao nhận hàng hóa phải thực hiện các nghĩa vụ trong một thời gian hợp lý.

– Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

  1. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (Đ236LTM)

* Quyền

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ Logistics vi phạm hợp đồng;

– Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng

* Nghĩa vụ

– Cung cấp đầy đủ các chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics;

– Thông tin đầy đủ, chi tiết, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho người làm dịch vụ Logistics;

– Đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp người làm dịch vụ Logistics đảm nhận công việc này.

– Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho thương nhân làm dịch vụ Logistics nếu người đó đã thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra;

– Thanh toán cho thương nhân người làm dịch vụ Logistics mọi khỏan tiền đã đến hạn thanh tóan.

  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ log:
  • ĐK KD đối với thương nhân KD các DV log chủ yếu:
  • Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo PL
  • Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
  • Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì còn phải đáp ứng đc cacs điều kiện:
    • Kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 50%.
    • Kinh doanh dịch vụ kho bãi: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2014).
    • Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (ko hạn chế tỷ lệ vốn góp kể từ năm 2014).
    • Kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác: đc thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (51% vào năm 2010; chấm dứt hạn chế năm 2014).
  • ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan đến vận tải:
  • Là doanh nghiệp có ĐKKD hợp pháp;
  • Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của PL VN;
  • Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì phải đáp ứng thêm các điều kiện:
    • Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải: chỉ đc thành lập cty liên doanh vận hành đội tàu từ 2009 với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%; đc thành lâp liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2012);
    • Kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%;
    • Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng VN;
    • Kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);
    • Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);
    • Ko đc thực hiện dịch vụ vận tải đường ống (trừ trường hợp VN tham gia ĐƯQT).
  1. ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan khác:
  • Là doanh nghiệp có ĐKKD theo PL VN;
  • Nếu là thương nhân nước ngoài thì còn phải tuân theo các đk:
    • KD dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: (lằng nhằng lắm ở điểm a kh 2 Đ7 NĐ140 ý. M nghĩ là ko cần chi tiết vậy đâu :”>);
    • KD dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của CP;
    • Ko đc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác (trừ khi VN tham gia các ĐƯQT).
  • Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh DV log:
  • Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log liên quan đến vận tải: thực hiện theo quy định của PL có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải.
  • Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log không thuộc phạm vi trên:
    • Các bên có thể thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm BTTH.
    • Nếu các bên ko thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm BTTH: toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV log ko vượt quá giới hạn trách nhiệm và tổn thất hàng hóa (Đ238 LTM). Cụ thể:
      • Khách hàng ko có thông báo trc về giá trị của HH thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500tr đối với mỗi yêu cầu bồi thường;
      • Khách hàng đã thông báo trc về giá trị của HH và đc thương nhân KD DV log xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của HH đó.
    • Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau: giới hạn trách nhiệm đc tính là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

* Giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ Logistic (Đ238 LTM)

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.

– Người làm dịch vụ Logistic không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc sự giao hàng chậm trễ là do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng.

VĐ 7: PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA

 

  1. Khái niệm (Đ185)

Đấu giá hàng hóa là họat động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.

* Đặc điểm:

  • là hoạt động bán hàng có thể thông qua trung gian; do đó mà có sự tham gia của nhiều chủ thể: ng bán hàng, người tổ chức bán đấu giá, ng mua hàng -> quan hệ đấu giá có thể diễn ra giữa các đối tượng sau:
    • ng có hàng hóa (chủ SH hàng hóa) – người mua;
    • ng có hàng hóa – ng bán hàng hóa (do đc chủ SH ủy quyền/ có quyền bán HH theo quy định của PL) – ng mua;
    • ng có HH – ng bán đấu giá (thương nhân kinh doanh DV đấu giá) – ng mua.
  • Đối tượng đấu giá: có thể là những hàng hóa thông thường nhưng hầu hết là những HH có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng (đồ quý hiếm, tinh xảo, đặc biệt bởi xuất xứ hoặc chất liệu…); giá ban đầu chỉ là giá khởi điểm còn giá thực tế do những ng tham dự cuộc đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh tranh.
  • Hình thức quan hệ pháp lý đc xác định trên cơ sở hợp đồng, gồm:
    • Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá: đc xác lập giữa ng bán hàng và ng làm dịch vụ đấu giá;
    • Văn bản bán đấu giá: thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa: đc xác lập giữa các bên liên quan (ng bán hàng, ng mua hàng và tổ chức bán đấu giá) -> là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa; là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của ng mua hàng đối với HH bán đấu giá.

* Các loại tài sản bán đấu giá

– Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.

-. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

– Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài sản.

– Hàng hoá lưu giữ do người vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường bộ lưu giữ tại Việt Nam.

  1. Các hình thức bán đấu giá:

– Đấu giá theo phương pháp nâng giá và đấu giá theo phương pháp hạ giá

– Đấu giá dùng lời nói và đấu giá không dùng lời nói (đấu giá trực tiếp bằng lời nói và đấu giá bằng bỏ phiếu).

Theo Luật TM 2005, việc đấu giá hàng hóa được thực hiện theo 2 phương thức sau:

– Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

– Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

PT trả giá lên PT đặt giá xuống
1. KN Là phương thức bán đấu giá, theo đó ng trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là ng có quyền mua hàng. Là phương thức bán đấu giá, theo đó ng đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá đc hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là ng có quyền mua hàng.
2. Cách thức tiến hành Nhân viên điều hành bán ĐG nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng hay TS bán ĐG. Những ng mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc cả nhất định. Nhân viên điều hành nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó hạ dần từng nấc một để ng mua đặt giá.
3. Ng có quyền mua Ng trả giá cao nhất sẽ đc quyền mua lô hàng hoặc TS đó. HH đc bán khi có ng chấp nhận mua.
4. Phạm vi áp dụng Đc áp dụng phổ biến vì nó có lợi cho cả 2 bên mua và bên bán. Chỉ áp dụng đối với 1 số loại hàng hóa (như hàng thanh lý) và ko hấp dẫn với cả ng mua và ng bán hàng.
  1. Chủ thể tham gia bán đấu giá hàng hóa :
  2. Người bán hàng hóa:

Ng­ười bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, ng­ười đ­ược chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc ng­ười có quyền bán hàng hoá của ng­ười khác theo quy định của pháp luật.

  1. Người tổ chức bán đấu giá:

– Là thương nhân , có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức bán đấu giá.

  1. Người điều hành đấu giá:

Người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản là đấu giá viên

đ. Người tham gia đấu giá:

Người mua hàng hóa:là người tham gia đấu giá hàng hóa, bao gồm tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá

Cả nước hiện nay có 373 đấu giá viên làm việc tại 62 trung tâm bán đấu giá tài sản (BĐGTS) trực thuộc các Sở Tư pháp và 56 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này. Và các Hội đồng đấu giá cấp tỉnh, huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất, Tổ quản lý và phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường, Ban GPMB được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh để thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất, Hội đồng BĐGTS tại các cơ quan, tổ chức

  1. Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản

Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

5 Quyền và nghĩa vụ của các bên

  1. Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá

* Quyền (Đ189 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:

– Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hóa đấu giá và giao hàng hóa được bán đấu giá cho người mua hàng.

– Tổ chức cuộc đấu giá;

– Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

– Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả.

* Nghĩa vụ (Đ190 LTM)

– Tổ chức bán đấu giá hàng hóa theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức thỏa thuận với người bán hàng;

– Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá;

– Bảo quản hàng hóa đấu giá khi được người bán giao giữ;

– Trình bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét;

– Lập văn bản đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan;

– Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hóa.

– Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

– Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả, hoặc trả lại hàng hóa không bán được cho người bán hàng theo thỏa thuận.

b.Quyền và nghĩa vụ của người bán hàng

* Quyền (Đ191 LTM)

– Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả hoặc nhận lại hàng hóa trong trường hợp đấu giá không thành;

– Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hóa;

* Nghĩa vụ (Đ192 LTM)

– Giao hàng hóa cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hóa và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá;

– Trả thù lao dịch vụ đấu giá.

  • Nguyên tắc cơ bản trg đấu giá hàng hóa:

Điều 188: “Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”.

  1. Ng/tắc công khai:
  • Mọi v/đề lquan đến cuộc đấu giá & những thông tin về hh phải đc công khai cho tất cả những ai muốn mua
  • Hình thức: niêm yết, thông báo, trưng bày, g/thiệu về t/sản,…
  • 1 số nd bắt buộc phải công khai:
  • tgian, địa điểm tiến hành bán đấu giá;
  • tên loại hh bán đấu giá;
  • số lượng, chất lượng, giá khởi điểm;
  • địa điểm trưng bày g/thiệu hh, các h/sơ t/liệu lquan đến hh;
  • họ tên người bán hàng, tên t/chức bán đấu giá & những người đăng kí mua hh(nếu theo qđ pl, người mua hh phải đăng kí)…
  • Tại phiên đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá đc trả & họ tên người mua trả giá cao nhất of mỗi lần trả giá.
  1. Ng/tắc trung thực:
  • những nd sau phải thật rõ ràng, chính xác, đầy đủ để kô tạo sự nhầm lẫn hay lừa dối đ/với các bên làm cuộc đấu giá bị vô hiệu:
  • các thông báo về cuộc đấu giá & thông tin về hh;
  • các giấy tờ lquan đến hh;
  • những đặc điểm khuyết tật kô nhìn thấy (nhất là những hh là t/sản có g/trị về l/sử, nghệ thuật);
  • các giấy tờ x/định tư cách người tgia đấu giá.
  • người bán phải trung thực khi x/định giá khởi điểm of hh, kô nên đưa mức khởi điểm quá cao so với giá trị thực tế of hh làm người mua bị thiệt.
  • nếu chất lượng hh kô đúng như thông báo => người mua có quyền trả lại hh cho t/chức bán đấu giá & yêu cầu bồi thường t/hại.
  • t/chức bán đấu giá kô phải chịu tr/nhiệm về giá trị, chất lượng of hh bán đấu giá trừ trường hợp kô thông tin đầy đủ cho người mua.
  • những người có thân phận pháp lý hay h/cảnh đặc biệt mà sự tgia of họ có ả/hưởng đến sự trung thực of cuộc đấu giá => kô đc tgia trả giá.
  1. Ng/tắc b/vệ quyền & lợi ích hợp pháp of các bên tgia: Quyền và lợi ích of các bên trong q/hệ đấu giá hh phải đc coi trọng & đ/bảo đầy đủ.
  • người bán hàng có quyền x/định giá khởi điểm of hh, quyền yêu cầu t/chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền bán hh ngay sau khi cuộc đấu giá k/thúc, đc bồi thường t/hại nếu t/chức bán đấu giá or bên mua có hvi x/hại đến lợi ích of mình.
  • người mua hàng có quyền đc xem hh, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về hh, đc tự đặt giá, đc x/lập quyền sở hữu đ/với hh sau khi hoàn thành v/bản đấu giá & họ đã thực hiện xong ng/vụ thanh toán.
  • t/chức bán đấu giá đc thu of người bán hàng lệ phí & các khoản chi phí cần thiết cho việc t/chức bán đấu giá theo qđ of pl.
  • Thủ tục đấu giá:
  1. Lập hợp đồng DV tổ chức ĐG HH: bằng VB hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.
  • Xác định giá khởi điểm: ng bán HH phải xác định giá khởi điểm.
  1. Chuẩn bị bán ĐG HH: niêm yết, thông báo công khai về vc bán ĐG; đăng ký tham gia ĐG và nộp tiền đặt cọc; trưng bày, xem HH ĐG…
  2. Tiến hành đấu giá: (phần trình tự)
  3. Hoàn thành văn bản ĐG: là VB xác nhận vc mua bán; phải đc gửi đến ng bán hành, ng mua hàng và các bên có liên quan.
  4. Đăng ký quyền sở hữu đối với HH ĐG: là nghĩa vụ của ng bán hàng và ng tổ chức ĐG (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
  • Trình tự:
    1. Người điều hành ĐG điểm danh người đã đăng ký tham gia ĐG HH;
  • Người điều hành ĐG giới thiệu từng HH bán ĐG, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia ĐG và yêu cầu trả giá;
  1. Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành phải nhắc lại giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30s; chỉ được công bố người mua, nếu sau 3 lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;
  2. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành phải nhắc lại từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30s; công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;
  3. Nếu có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống -> phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;
  4. Lập văn bản bán ĐG HH ngay tại cuộc ĐG, kể cả trường hợp ĐG không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.

VĐ 9. PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC.

  1. DỊCH VỤ GIA CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI:
  • Kn: Đ178: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công  để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất  theo yêu cầu của bên đặt gia công  để hưởng thù lao”.
  • Đ/đ:
  • Đối tượng of hợp đồng gia công TM là vật (hh) đc x/định theo mẫu, tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận or pl q/đ (theo LDS). Theo LTM, hh gia công đc qđ tại Đ180: “1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
  • Chủ thể tgia qh hợp đồng gia công: bên đặt gia công & bên nhận gia công.
  • Gia công TM thực hiện trên cơ sở 1 hợp đồng.
    • Hình thức hợp đồng gia công: Đ179:

“Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

  • Nội dung hợp đồng gia công:
  • Quyền & nghĩa vụ of bên đặt gia công: Đ181:

“1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.

  1. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
  3. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
  4. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công”.
  • Quyền & nghĩa vụ of bên gia công: Đ182:

“1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

  1. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
  2. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
  3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
  4. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu”.
  • Thù lao gia công: Đ183:

“1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.

  1. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó”.

 

  1. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
  2. Khái niệm (Đ172LTM)

Giám định hàng hóa là hoạt động thương mại do một thương nhân thực hiện những công việc thực tế để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

  1. Dấu hiệu pháp lý

– Chủ thể thực hiện dịch vụ phải là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

– Dịch vụ này có thể gồm nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, nhằm xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác.

– Giám định hàng hóa được thực hiện theo yêu cầu của các bên trong hợp đồng (thường là hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc theo yêu cầu của các khách hàng khác.

  1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định háng hóa

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định;

Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.

  1. Hoạt động dịch vụ giám định hàng hóa
  2. Lựa chọn thương nhân giám định hàng hóa.

Việc yêu cầu giám định hàng hóa có thể bao gồm các trường hợp sau:

– Các bên trong hợp đồng yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả dịch vụ theo hợp đồng;

– Các cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả dịch vụ;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả dịch vụ để thực hiện công vụ.

  1. Các nguyên tắc thực hiện hoạt động giám định hàng hóa.

– Giám định hàng hóa phải được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phù hợp và bảo đảm tính độc lập, trung lập, khách quan, khoa học, chính xác

– Không được thực hiện giám định hàng hóa trong trường hợp việc giám định hàng hóa đó có liên quan đến quyền và lợi ích của chính thương nhân giám định và của giám định viên.

  1. Chứng thư giám định hàng hóa và giá trị của chứng thư.

* Chứng thư giám định:

– Chứng thư giám định hàng hóa là văn bản xác nhận tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu. Chứng thư giám định là hình thức thể hiện kết quả giám định hàng hóa. Nội dung chứng thư giám định ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể có liên quan.

– Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên phải được đóng dấu nghiệp vụ đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Giá trị pháp lý của chứng thư giám định (Đ262 LTM)

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định.

– Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với nội dung giám định.

– Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định,

Trong trường các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.

* Xử lý kết quả giám định khi giám định lại (K3 Đ262LTM):

Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:

– Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.

– Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thỏa thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.

  1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân giám định hàng hóa và giám định viên.
  2. a. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân giám định hàng hóa (Đ263LTM)

* Quyền:

– Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận;

– Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác

* Nghĩa vụ

– Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;

– Bảo đảm việc giám định hàng hóa trung thực, độc lập, khách quan, kịp thời đúng quy trình, phương pháp giám định;

– Cấp chứng thư giám định

– Trả tiền phạt trong trường hợp giám định sai theo quy định tại điều 266.

  1. Quyền và nghĩa vụ của Giám định viên

* Tiêu chuẩn Giám định viên (Đ259 LTM)

– Có trình độ đại học hoặc cao đẳng về chuyên môn phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

– Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

– Đã công tác trong lĩnh vực nghiệp vụ giám định hàng hóa, dịch vụ từ 3 năm trở lên

– Giám đốc thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên để công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

* Quyền và nghĩa vụ

– Độc lập thực hiện việc giám định và từ chối thực hiện giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền và lợi ích của mình;

– Thực hiện việc giám định hàng hóa một cách trung thực, khách quan, kịp thời và chính xác theo đúng yêu cầu của bên giám định.

– Có quyền từ chối sự can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vào hoạt động giám định mà mình đang thực hiện.

– Phản ánh trung thực kết quả giám định trong chứng thư giám định.

– Chịu trách nhiệm về tính chính xác của chứng thư giám định.

  1. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
  2. Quyền của khách hàng:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền sau:

– Yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận;

– Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;

– Yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định giám định sai

  1. Nghĩa vụ:

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau:

– Cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu cầu;

– Trả thù lao giám định và các chi phí hợp lý khác;

III. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA:

  • Khái quát về hoạt động vận chuyển và pháp luật về vận chuyển:

Vận chuyển là hoạt động dịch chuyển người, tài sản từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng những phương tiện vận chuyển nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.

* Đặc điểm:

– Thực hiện bằng nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau

– Các bên thỏa thuận với nhau rất chi tiết về các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm của bên vận chuyển

– Tham gia hoạt động vận chuyển có thể có nhiều đối tượng , có sự tham gia của chủ các phương tiện, hải quan, bảo hiễm.

  1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
  2. Khái niệm: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển

Đặc điểm:

– Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù; khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển nhận thù lao, bên thuê vận chuyển thì chuyển được hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

– Đối tượng của hợp đồng là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác với tính chất là một loại dịch vụ

– Chủ thể của hợp đồng vận chuyển gồm bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển

+ Bên vận chuyển : là tổ chức, cá nhân có ĐKKD để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên vận chuyển có thể là chủ sở hữu hoặc thuê phương tiện

+ Bên thuê vận chuyển là mọi tổ chức cá nhân đáp ứng các điều kiện để trở thành  chủ thể QHPL dân sự và có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

– Hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hóa được giao kết bằng lời nói , bằng văn bản.

  1. Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa:

– Căn cứ và phương tiện vận chuyển:

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa

– Căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ :

+ Vận chuyển hàng hóa nội địa

+ Vận chuyển hàng hóa quốc tế

– Căn cứ yếu tố quốc tịch :

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có yếu tố nước ngoài

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế

– Căn cứ vào mức độ tham gia vào quá trình vận chuyển :

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đơn phương thức

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đa phương thức

VĐ8. PHÁP LUẬT VỀ  ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ:

 

 

  1. Khái quát về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thư­ơng mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thư­ơng nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và đ­ược lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)- khoản 1/Đ 241 LTM

*  Đặc điểm:

* Về p/diện k/tế: đấu thầu là q/hệ k/tế khách quan, ra đời do nhu cầu tất yếu of nền k/tế thị trường – sx & trao đổi hh luôn diễn biến trg trạng thái cung > cầu: 1 chủ thể có nhu cầu mua sắm hh, sdụng dv thì cũng có rất nhiều người có k/năng đáp ứng => bên mua hàng phải t/chức đấu thầu để lựa chọn trong đó người có k/năng cung cấp hh or cung ứng dv t/mãn những đ/kiện of mình với giá cả hợp lí nhất.

=> Về b/chất k/tế: đấu thầu hh, dv là 1 p/thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hh, dv phù hợp nhu cầu of các chủ thể trg XH => giống các loại đấu thầu khác.

* Về p/diện pháp lí:  đấu thầu hh, dv là hvi pháp lí of 1 nhóm chủ thể đặc biệt trg XH (các thương nhân), mang b/chất pháp lí of 1 hoạt động TM & là đối tượng điều chỉnh of LTM.

  • Mang những dấu hiệu cơ bản of 1 hoạt động TM:
  • các nhà thầu có tư cách thương nhân khi thực hiện hoạt động tham dự thầu;
  • hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm m/tiêu lợi nhuận or thực hiện các chính sách k/tế – XH;
  • đ/tượng of đấu thầu hh, dv là các loại hh TM đc phép lưu thông & dv TM đc phép thực hiện theo q/đ of pl;
  • quyền & ng/vụ of các bên trg q/hệ đấu thầu hh, dv đc x/lập thông qua những h/thức pháp lí nhất định do pl q/đ.
  • Mang những đặc thù:
  • đấu thầu hh,dv trg TM luôn gắn liền với q/hệ mua bán hh và cung ứng dv TM;
  • các bên trg q/hệ đấu thầu hh,dv cũng chính là các bên mua & bán hh,dv;
  • q/hệ đấu thầu hh,dv luôn đc x/lập giữa 1 bên mời thầu & nhiều nhà thầu;
  • h/thức pháp lí of q/hệ đấu thầu hh,dv là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

=> đấu thầu hh, dv là 1 hoạt động TM đặc thù.

* Phân loại:

  • Dựa trên tiêu chí h/thức đấu thầu:
  • đấu thầu rộng rãi: điểm a K1 Đ215 “Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu”. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo công khai về các đ/kiện, tgian dự thầu trên các p/tiện thông tin đại chúng trc khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đem lại sự cạnh tranh lớn => là h/thức đc áp dụng chủ yếu.
  • đấu thầu hạn chế: điểm b K1 Đ215 “Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu”. Chỉ những nhà thầu có đủ kinh nghiệm, năng lực mới đc tham dự. Thông thường từ 5 nhà thầu trở lên cho mỗi gói thầu. Bên mời thầu kô cần thông báo công khai mà trực tiếp gửi thư mời thầu cho từng nhà thầu đc mời tham dự.
  • Dựa trên p/thức đấu thầu:
  • đấu thầu 1 túi hồ sơ: K2 Đ216 “Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần”.

đấu thầu 2 túi hồ sơ: K3 Đ216 “Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước”. Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để so sánh, đánh giá.

* Mục đích:– Tạo ra phạm vi rộng rãi cho bên mua hàng trong việc lựa chọn người cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu công nghệ, giá cả

-Hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa người bán bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng năng lực, chất lượng, giá cả hàng hóa. (Các thương nhân phải cải tiến quy trình, công nghệ, cắt giảm chi phí, tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu)

– Đấu thầu hàng hóa vừa là yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường vừa là nguyện vọng chính đáng của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa.

– Là một hoạt động thương mại đặc thù

-Tiếp cận với các nhà cung cấp mới , tiềm năng ,  giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp truyền thống .

– Phát huy hiệu quả sử dụng vốn , giảm chi phí cho việc tìm kiến các nhà cung cấp , thị trường ….

– Mua hàng hóa với giá cả hợp lý nhất

– Hạn chế những tác động từ những mối quan hệ tế nhị

– Tránh được sự tranh luận trong nội bộ đối với việc chọn nhà cung cấp

-. Hạn chế sự thông đồng giữa một số cá nhân của bên mời thầu với nhà thầu

– Nâng cao uy tín của tổ chức , doanh nghiệp …

  1. 2. Nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ :

– Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả

– Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau.

– Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai

– Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu

– Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng

– Nguyên tắc bảo đảm dự thầu

  1. Thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa dịch vụ:
  2. Mời thầu: sơ tuyển nhà thầu, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu.

Mời thầu là việc bên mua sắm hh, s/dụng dv đưa ra lời đề nghị mua hh, dv kèm theo những đ/kiện cụ thể of việc cung cấp hh, dv cho gói thầu.

* Sơ tuyển nhà thầu: Đ217 “Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra”.

Vì đ/với các gói thầu g/trị lớn or hh, dv có yêu cầu phức tạp về công nghệ, tiêu chuẩn or trg những tr/hợp mà chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu cao khiến các nhà thầu ngần ngại tham dự or tgian, chi phí cho việc đ/giá tất cả các hồ sơ dự thầu quá lớn kô tương xứng với g/trị gói thầu => tiến hành sơ tuyển nhà thầu trc khi phát hành hồ sơ mời thầu chính thức để thư mời thầu đc giới hạn trg pvi những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Thư mời sơ tuyển:

  • đc thông báo 1 cách kô hạn chế;
  • Nd hồ sơ mời sơ tuyển phải thể hiện đầy đủ: thông tin về quy mô gói thầu; đặc điểm chi tiết về kĩ thuật và các yêu cầu cụ thể khác đ/với hh, dv đc cung cấp; các chỉ dẫn đ/với nhà thầu trg khi sơ tuyển và tiêu chuẩn xét tuyển;…

Sau khi phát hành hồ sơ mời thầu cần dành khoảng tgian thỏa đáng để các nhà thầu nộp hồ sơ dự tuyển.

Các nhà thầu đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra sẽ đc quyền dự thầu chính thức, thư mời thầu & hồ sơ mời thầu sẽ đc gửi trực tiếp tới họ.

K/quả sơ tuyển phải đc thông báo tới tất cả những nhà thầu đã dự tuyển.

* Chuẩn bị hồ sơ mời thầu:

Bên mời thầu có thể lập tổ chuyên gia or thuê các cquan tư vấn để giúp lập hồ sơ mời thầu.

Nd hồ sơ mời thầu: cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để nhà thầu chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu phù hợp loại hh đc mua sắm, dv cần cung ứng và quy mô gói thầu.

Hồ sơ mời thầu: (Đ218)

“1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:

  1. a) Thông báo mời thầu;
  2. b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
  3. c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
  4. d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
  5. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định”

K3 Đ228: “Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình”.

K1 Đ228: “Các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu sau khi đã mở thầu”.

Bên mời thầu có thể thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu.

* Thông báo mời thầu: (Đ 219)

“1. Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
  2. b) Tóm tắt nội dung đấu thầu;
  3. c) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
  4. d) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;

đ) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.

  1. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế”.

Có thể gửi trực tiếp qua FAX, qua đường bưu điện, or các phương tiện khác.

  1. Dự thầu:

Nhà thầu phải là thương nhân có k/năng cung cấp hh, dv cho gói thầu & thỏa mãn tất cả những điều kiện do pl qđ (Đ 214).

Hồ sơ dự thầu: gồm các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; nộp trực tiếp or qua bưu điện trc thời điểm mở thầu.

Đ221: “Bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu”

Bảo đảm dự thầu: Đ 222:

“1. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu.

  1. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.
  2. Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
  3. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.
  4. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ký quỹ”.

B/đảm dự thầu kô đc hoàn lại nếu có 1 trg các hvi:

  • trúng thầu nhưng kô kí hợp đồng or từ chối thực hiện hợp đồng;
  • rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu;
  • có sự vi phạm quy chế đấu thầu.
  1. Mở thầu: là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã đc ấn định trc trg hồ sơ mời thầu để xem xét và đ/giá.

* Trình tự mở thầu:

  • thông báo thành phần tham dự;
  • thông báo số lượng và tên các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu;
  • ktra niêm phong các hồ sơ dự thầu;
  • mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu,kể cả các túi thay thế nếu có;đọc to và ghi lại vào biên bản mở thầu các thông tin: K2 Đ226: “Biên bản mở thầu phải có các nội dung sau đây:
  1. a) Tên hàng hoá, dịch vụ đấu thầu;
  2. b) Ngày, giờ, địa điểm mở thầu;
  3. c) Tên, địa chỉ của bên mời thầu, các bên dự thầu;
  4. d) Giá bỏ thầu của các bên dự thầu;

đ) Các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan, nếu có”.

  • tổ chuyên gia or bên mời thầu kí x/nhận vào từng trang bản chính các tài liệu trg hồ sơ dự thầu để làm cơ sở cho đ/giá
  • thông qua biên bản mở thầu.
  1. Xét thầu: Đ 227:

“1. Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn diện.

Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định.

  1. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác đã được ấn định trước khi mở thầu”.

Đánh giá chi tiết: 2 bước:

  • đánh giá về mặt kĩ thuật of hồ sơ dự thầu
  • đánh giá về tài chính, TM.

Nếu tất cả các hồ sơ dự thầu về cơ bản kô đáp ứng đc yêu cầu of hồ sơ mời thầu or có bằng chứng cho rằng các nhà thầu có sự thông đồng tiêu cực thì tất cả hồ sơ đó đều bị loại, cuộc đấu thầu bị hủy và bên mời thầu có thể tổ chức đấu thầu lại.

  1. Thông báo kết quả trúng thầu và kí kết hợp đồng: Đ 230:

“1. Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.

  1. Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bên trúng thầu trên cơ sở sau đây:
  2. a) Kết quả đấu thầu;
  3. b) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
  4. c) Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu”.

* phân biệt đầu thầu với đấu giá:

Đấu thầu Đấu giá
-Có đấu thầu hh và dv.

-Chọn bên bán hh, cung ứng dv.

-1 bên mời thầu, nhiều bên dự thầu.

-Chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu of bên mời thầu và đưa ra giá cung cấp hh, thực hiện dv thấp nhất.

-Chỉ có đấu giá hh.

-Chọn bên mua hh.

-1 bên bán, nhiều bên mua.

-Chọn bên bán đưa ra giá mua cao nhất.

VĐ 10. CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI.

 

  1. Khái niệm:
  2. Nội dung chế tài phạt vi phạm:
  • Phạt vi phạm là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên có thảo thuận trên cơ sở pháp luật. (Điều 300, 301 Luật TM 2005)
  • Chế tài này chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận áp dụng.
  • Điều kiện để áp dụng: Có hành vi vi phạm + có lỗi, không thuộc các trường hợp miễn tn theo Đ294.
  • Tổng mức phạt tối đa có thể thỏa thuận bằng 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
  1. Ý nghĩa:
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Theo đó, bên bị vi phạm có thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng chế tài với bên vi phạm. Bên vi phạm cũng được bảo vệ bởi họ chỉ phải chịu trách nhiệm trong giới hạn pháp luật quy định, tránh tiêu cực.
  • Có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng.
  1. So sánh:
Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại
Giống nhau –          Áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực.

–          Đều là trách nhiệm pháp lí áp dụng với các chủ thể hợp đồng.

–          Do có hành vi vi phạm của các chủ thể hợp đồng.

–          Đều quan tâm đến yếu tố lỗi của chủ thể hợp đồng.

–          Bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm.

–          Là một quy định pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật, xác định trách nhiệm pháp lí của chủ thể tham gia hợp đồng.

Tính phổ biến Áp dụng phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng. Chỉ áp dụng khi khả năng thiệt hại có thể xảy ra
Mục đích – Bảo vệ quyền lợi ích cả 2 bên chủ thể

– Là trách nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng

– Bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm

– Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm

Điều kiện – Có thỏa thuận áp dụng

– Không cần có thiệt hại thực tế.

– Chỉ cần chứng minh có vi phạm.

– Không cần có thỏa thuận áp dụng

– Có thiệt hại thực tế xảy ra

– Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp

– Phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra.

Giới hạn áp dụng Max là 8% phần hđ bị vi phạm Theo giá trị thiệt hại thực tế.

Câu 44 : Phân tích nội dung và ý nghĩa của chế tài BTTH. So sánh chế tài BTTH với chế tài phạt vi phạm:

  1. Nội dung chế tài bồi thường thiệt hại;
  • Là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng (Đ302, 303 LTM2005).;
  • Điều kiện áp dụng: Có hành vi vi phạm, có lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp, không thuộc các trường hợp miễn tn theo Đ294.
  • Bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm.
  • Bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại thực tế xuất phát từ hành vi vi phạm của bên vi phạm.
  • Các bên có thể thỏa thuận không phải bồi thường thiệt hại. (Tuy nhiên, chẳng ai cho không).
  1. Ý nghĩa:
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm trong hợp đồng tm.
  • Có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, xác định trách nhiệm của các chủ thể hợp đồng khi vi phạm hợp đồng;

Phân tích căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và nội dung của chế tài này

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm hợp đồng. (Điều 297 LTM2005).

Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc yêu cầu bên vi phạm thanh toán các chi phí do bên bị vi phạm đã thực hiện việc sửa chữa cho đúng hợp đồng.

Bên bị vi phạm có quyền không tiếp tục thực hiện hợp đồng với bên vi phạm, thiệt hại xảy ra do phải thay đổi chủ thể giao kết hợp đồng do bên vi phạm hđ chịu.

Căn cứ áp dụng:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có lỗi;
  • Không thuộc các trường hợp miễn tn theo Đ294.
  • Căn cứ 1 : Có hành vi vi phạm hợp đồng là một trong những căn cứ pháp lí áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong đó có chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Biểu hiện của hành vi vi phạm hợp đồng có thể có những dạng như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Các nghĩa vụ này có thể là các nghĩa vụ do thỏa thuận hoặc các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (thường là các quy định được quy định trong Bộ luật dân sự, luật thương mại 2005) ;
  • Căn cứ 2 : Lỗi là một trong những căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong đó có chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Trong trường hợp chủ thể vi phạm là cá nhân, lỗi là trạng thái tâm lí và nhận thức của cá nhân đó với hành vi và hậu quả của hành vi. Trong trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức, cần phải xác định yếu tố lỗi của người đại diện. Lỗi có thể được xác định do suy đoán, bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu phản đối của mình trong khi bên bị vi phạm thì không. ;
  • Căn cứ 3 : Cũng là một căn cứ cần xem xét trong mọi trường hợp áp dụng chế tài đối với trường hợp có chủ thể vi phạm hợp đồng trong đó có trường hợp áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Đây là trường hợp bên vi phạm hợp đồng không phải chịu các hình thức chế tài trong đó có chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Điều này có thể xuất hiện khi các bên đã thoả thuận, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, khi hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Để áp dụng quy định của Điều 294 LTM, bên vi phạm hợp đồng cần chứng minh việc mình thuộc trường hợp theo quy định của điều này. Bên cạnh đó, bên vi phạm có trách nhiệm phải thông báo cho bên bị vi phạm việc mình thuộc trường hợp quy định của Điều 294 và đưa ra những thiệt hại có thể xảy ra, nếu không thông báo, bên vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại. ;

Phân tích căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại và nội dung quy định pháp luật về chế tài

Tương tự câu 45, 46 và :

  • Căn cứ 4 : Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra do vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có trong trường hợp áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại (với chế tài khác chỉ là căn cứ áp xác định mức độ nặng nhẹ). ; Có hai loại thiệt hại thực tế là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. ; Các thiệt hại thực tế là thiệt hại trực tiếp có thể tính toán dễ ràng và chính xác, trong khi các thiệt hại thực tế gián tiếp rất khó xác định, cần có tính toán kĩ lưỡng bởi đó có thể là sự thiệt hại các lợi ích có thể có. Về nguyên tắc, bên bị vi phạm sẽ chỉ được bồi thường những thiệt hại thực tế trong quy định của pháp luật. Các thiệt hại thực tế do vi phạm hợp đồng gây ra có thể phải bồi thường là tổn thất về tài sản, thu nhập thực tế bị mất/ bị giảm sút, khoản lợi có thể được hưởng. Nghĩa vụ thanh toán của bên vi phạm là ngay khi có yêu cầu hoặc theo tuyên bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu quá hạn sẽ phải thanh toán thêm.
  • Căn cứ 5 : Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra là một yêu cầu quan trọng. Một hành vi vi phạm có thể gây ra nhiều thiệt hại, nhưng thiệt hại xảy ra cũng có thể do nhiều hành vi vi phạm gây nên. Việc xác định mối quan hệ nhân quả này tương đối phức tạp. Mục đích hoạt động này nhằm xác định rõ chủ thể gây ra thiệt hại để xác định chính xác chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tránh nhầm lẫn.

Câu 48. Phân tích khái niệm chế tài tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng và nêu căn cứ áp dụng các chế tài đó. Đ308 -> 315 LTM2005

  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng đó vẫn có hiệu lực.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi đó, hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực nếu một bên đã nhận được thông báo đình chỉ. Hai bên sẽ thực hiện hoặc thanh toán nghĩa vụ đối ứng.
  • Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, việc hủy bỏ một phần hợp đồng sẽ chỉ có phần hợp đồng bị hủy bỏ mất hiệu lực từ khi giao kết và hai bên hoàn trả/ thanh toán cho nhau những gì đã nhận liên quan đến phần đó.

Căn cứ áp dụng :

  • Không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm theo Điều 294 LTM2005
  • Khi xảy ra vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để áp dụng chế tài trên.
  • Khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng khiến cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Câu 49: Phân tích các trường hợp miễn áp dụng chế tài thương mại và cho ví dụ từng trường hợp.

  • Điều 294:

+ Xảy ra t.hợp miễn tr.nhiệm mà các bên thỏa thuận: là trường hợp mà các bên thỏa thuận, dự liệu khi giao kết hợp đồng những t.hợp cụ thể mà các bên vi phạm thì đc miễn tr.nhiệm :

+ Xảy ra s.kiện bất khả kháng                xảy ra sau khi các bên đã giao kết HD

Có tc bất thường mà c.bên ko thể lường trước đc & ko thể khắc phục đc

Là ng/nhân dẫn đến sự vp h.đồng

VD: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công…

Đ/v HĐ mua bán cố định về giao hàng, các bên đều có quyền ko t/hiện h/đ & ko bị áp dụng các b.f chế tài

Đ/v HĐ có nd thỏa thuận, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện thực hiện n.vụ of h.đồng. Nếu c.bên ko thỏa thuận or ko thỏa thuận đc thì thời hạn th.hiện nv đc tính thêm 1 thời gian = t.gian bất khả kháng + thời gian hợp lý ( 5t/ H.đồng thỏa thuận thời hạn giao hàng ko > 12t, 8t/ H.đồng thỏa thuận giao hàng > 12t kể từ khi giao kết h.đồng) Đ 296

+ Hành vi vi phạm of 1 bên hoàn toàn do lỗi của bên kia. Việc ko hoàn thành nv of h.đồng ko phải do lỗi of bên vp mà xuất phát từ lỗi of chủ thể phía bên kia: vd như việc giao hàng ko đúng hạn của bên A là do bên B chưa chuẩn bị đc kho bãi.

+ Hành vi vi phạm of 1 bên do q.định of cq nn có thẩm quyền mà các bên ko thể biết đc vào thời điểm giao kết hợp đồng;

  • Việc CM t.hợp đc miễn tr.nhiệm thuộc về bên có h.vi vp
  • Phải thông báo = vb cho bên kia ngay khi xảy ra t.hợp đc miễn. IF ko thông báo kịp thời phải BTTH.

VĐ 11+12:  TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

  1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
  2. Khái niệm:

– Theo Đ29 Bộ Luật tố tụng dân sự tranh chấp kinh doanh bao gồm:

+ Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

+ Tranh chấp giữa các công ty và thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

+ Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

– Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương Mại:

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

  1. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại :

Là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh-thương mại trong hội nhập kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu:

– Nhanh chóng, thuận lợi , không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh.

– Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh.

– Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường.

– Kinh tế nhất (ít tốn kém nhất)

Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại và Tòa án

  1. Thương lượng:

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa các bên có tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết xét về mặt kinh tế là có hiệu quả nhất cho các bên, nếu giải quyết được bằng phương pháp này các bên sẽ giữ được mối giao hảo, làm ăn lâu dài.

Pháp luật không điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp này, Luật Thương mại chỉ quy định thương lượng (khiếu nại) là bắt buộc đối với các bên tranh chấp trước khi đưa vụ việc ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp.

  1. Hòa giải :

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia giúp sức của bên thứ ba, bên thứ ba này chỉ đóng vai trò là người trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận. Người trung gian không có quyền đưa ra cách thức giải quyết ràng buộc các bên. Các bên sẽ tự mình quyết định việc giải quyết tranh chấp.

Hòa giải có hai hình thức là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng:

+ Hòa giải ngoài tố tụng: là hòa giải qua trung gian, được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán.

+ Hòa giải trong tố tụng: là hòa giải được tiến hành tại tòa án hay trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Người trung gian hòa giải trong trường hợp này là cơ quan tài phán.

  1. Trọng tài:      

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

Trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ họat động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Phán xét của trọng tài có giá trị chung thẩm

  1. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án:

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước

P.thức T.lượng Ưu điểm Nhược điểm
Trực tiếp Đàm phán, tiếp xúc trực tiếp giúp các bên hiểu nhau hơn, nhanh chóng nắm bắt dc ý tâm tự nguyện vọng của nhau=> q.trình đàm phán nhanh chóng đạt dc kq T.hợp các bên ở xa nhau, rất khó khăn cho việc đi lại, chi phí. Sự thành công của thương lượng phụ thuộc vào thái độ kỹ năng đàm phán của các bên
Gián tiếp Tính chặt chẽ thuyết phục thường cao hơn, ít gây ức chế tâm lý cũng như thái độ thách thức của mỗi bên tr.chấp Ko thương lượng trực tiếp, nên chưa có sự hiểu biết về nhau nhất định=> kéo dài q.trình tranh chấp
T/chí Hòa giải Thương lượng
Kn Là p.thức giải quyết tranh chấp với sự t.gia of bên t3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ thuyết phục các bên TC tìm kiếm giải pháp nhằm loại trừ TC đã phát sinh. Thương lượng là phương thức g.quyết tr.chấp thông qua việc các bên tr.chấp cung nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tr.chấp mà ko cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên t3 nào
Đặc điểm +Có sự tham gia of bên T3 trung gian ( chỉ có v.trò hỗ trợ, giúp sức, ko có quyền đưa ra phán quyết)

+         #

+        #

+ Cơ chế tự giải quyết, nội bộ.= h.thức các bên gặp nhau bàn bạc, tự dàn xếp tháo dỡ những bất đồng phát sinh để giải quyết tr.chấp

+ Ko chịu sự ràng buộc of bất kỳ ng.tắc p.lý hay những q.đ mag   tính khuôn mẫu  of PL về thủ tục giải quyết tr.chấp.

+ Việc thực thi kq của việc giải quyết tr.chấp phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên.

Hình thức H.giải ngoài thủ tục tố tụng, và trong thủ tục tố tụng trực tiếp, gián tiếp, kết hợp trực tiếp và gián tiếp.
Ưu điểm +               #

+               #

+ Có sự t.gia of bên t3 có kn chuyên môn, hiểu rõ vđ tr.chấp=> dễ dàng giúp ý chí các bên gặp nhau trog q.trình g.quyết tr.chấp.

+ kq hòa giải dễ đc các bên tôn trọng tự nguyện vì có sự chứng kiến of người t3

+Đơn giản, nhanh chóng linh hoạt, ko bị ràng buộc bởi bất kỳ thủ tục pháp lý phức tạp

+Ko có kẻ thắng, người thua, ko gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên=>có k.năg duy trì q.hệ hợp tác giữa các bên.

+Đảm bảo đc uy tín, bí mật trong KD

+Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, cũng như nắm đc tâm tư nguyện vọng của nhau

Nhược điểm + Dễ bị a.hưởng đến uy tín bí mật KD vì có sự t.gia of bên t3

+ chi phí tốn kém hơn vì pải trả 1 khoản fi cho bên t3

Dễ bị lạm dụng để dựa vào đó kéo dài, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nhất là trong TH thời hiệu KK ko còn nhiều
  1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN:
  2. Thẩm quyền:

Theo quy định của Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004

  1. Thẩm quyền theo cấp Tòa:

* Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Huyện:

Giải quyết theo trình tự sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

– Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật và vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa

* Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Tỉnh:

Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ án kinh doanh thương mại như :

– vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

– tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

– trong trường hợp cần thiết, toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại  thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện

– Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

-Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm các bản án, quyết định của toà án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

* Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tối cao:

– Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyến giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án ND cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình thự tố tụng.

– Toà phúc thẩm thuộc TAND tối cao tiến hành phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

-Hội đồng thẩm pháp tòa án nhân dân tối cao có quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.

* Ngoài ra, nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi cư trú , làm việc, trụ sở của bị đơn hoặc toà án nơi cư trú, làm việc , có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.  Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 để thuận lợi cho nguyên đơn trong việc giải quyết tranh chấp, pháp luật dành cho nguyên đơn được quyền lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp (Đ36/Luật TTDS)

  1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:

– Nguyên tắc tự định đoạt và hoà giải của các đương sự:

Toà án chỉ giải quyết  tranh chấp trên cơ sở có yêu cầu khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật.:

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước toà án, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

Nguyên tắc không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu thập chứng cứ.

Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình”. khi giải quyết, toà án chủ yếu dựa vào các căn cứ do các đương sự đưa ra để có phán quyết đúng pháp luật.

– Nguyên tắc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

– Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thời.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản nêu trên, tố tụng kinh tế còn quy định một số nguyên tắc cơ bản khác như xét xử công khai, sử dụng tiếng nói, chữ viết..

  1. Thời hiệu tố tụng: Thời hiệu tố tụng áp dụng cho giải quyết các vụ án tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại theo Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thương mại là 2 năm , kể từ thời điểm phát sinh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.

  1. Khái niệm trọng tài thương mại:

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp lệnh TTTM quy định. (K1 Đ2 PL)

* Đặc điểm:

+ Cơ chế giải quyết tranh chấp = trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Trong đó thỏa thuận là tiền đề cho tài phán, có thỏa thuận trọng tài mới có cơ chế giải quyết bằng trọng tài, thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết của trọng tài.

+ Giải quyết tranh chấp = tr.tài cho phép đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự cao hơn so với phương thức TA.

+ Phán quyết của t.tài có giá trị chung thẩm, các bên có nghĩa vụ thi hành và không bị các bên đương sự kháng cáo.

* Đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

– Là phương pháp giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn một cách tự nguyện.

– Là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tự nguyện lựa chọn người thứ ba (trọng tài) để giải quyết tranh chấp cho mình.

– Quyết định của trọng tài có hiệu lực đối với các bên và quyết định này có hiệu lực chung thẩm

– Thủ tục trọng tài mềm dẻo linh hoạt.

  1. Các hình thức trọng tài:

– Trọng tài theo vụ việc (adhoc)

– Trọng tài thường trực.

Tiêu chí Trọng tài thường trực Trọng tài vụ việc
Kn Đc tổ chức dưới dạng các t.tâm trọng tài, là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dâu riêng, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định Là p.thức do các bên tr/chấp thỏa thuận t.lập để g.quyết vụ tr.chấp giữa các bên & t.tài sẽ tự chấm dứt h.động khi g.quyết xong vụ tr.chấp
Đặc điểm + là tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội- nghề nghiệp), ko nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. t.lập theo sáng kiến of t.tài viên, h.động theo n.tắc tự trang trải kinh phí

+ mỗi t.tâm t.tài tự q.định lĩnh vực h.động & có q.tắc tt riêng.( các t.tâm tt tồn tại độc lập nhau)

+ có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.

+ t.chức ở các t.tâm tt rất đơn giản gọn nhẹ (gồm ban điều hành và các ttv)

+h.động xx of các t.tâm tt đc tiến hành bởi các t.tài viên of t.tâm

+Chỉ đc t.lập khi phát sinh tr.chấp & tự chấm dứt hoạt động

+ko có trụ sở thường trực, ko có bộ máy điều hành & ko có danh sách t.tài viên riêng.

+ ko có quy tắc TT rành riêng cho mình (do các bên thỏa thuận x.dựng)=>thông thường các bên có thể thỏa thuận bất kì 1 q.tắc TT phổ biến nào

  • Ưu thế of t.tài vụ việc hơn so với t.tài thường trực:

+  Có thể giải quyết 1 cách nhanh chóng vụ tr.chấp & ít tốn kém, bởi xét cho cùng t.tài vv vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí các bên tr.chấp.

+ Quyền lựa chọn t.t viên of các bên đương sự ko bị giới hạn bới chính sách trọng tài viên sẵn có như hình thức t.tài vv.

+ Các bên tr.chấp có quyền rộng rãi trong việc x.định q.tắc tố tụng để giải quyết tr.chấp giữa các bên, còn ở h.thức t.tài thường trực, các bên chủ yếu chịu ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính t.tâm t.tài mà các bên đã lựa chọn.

  • Bản chất phi chính phủ of trọng tài vụ việc.

+ ko phải đc t.lập bởi NN mà đc t.lập theo sáng kiến of t.tài viên sau khi đc cq nn có thẩm quyền cho phép

+ ko nằm trong hệ thống cq q.lý nn, cũng ko thuộc h.thống cq xx nn.

+ h.động theo n.tắc tự trang trải mà ko đc cấp kinh phí h.động trong nsnn.

+ t.tài viên or HĐ t.tài ko nhân danh q.lực nn mà nhân danh người t3 ra phán quyết.

+ Vẫn luôn đặt dưới sự quản lý & hỗ trợ of nn, ban hành vbpl tạo cơ sở ply cho việc t.chức & h.động as cấp, thay đổi, b.sung, thu hồi giấy phép th.lập, giấy đ.ký h.động of các trung tâm tt.

+ Sự hỗ trợ of nn đ.với h.động of tt t.tài: hỗ trợ chỉ định, thay đổi trọng tài viên, cưỡng chế thi hành q.định t.tài.

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại:

– Giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên. tổ chức kinh doanh.

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật, li-xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ 1: Thẩm quyền của trọng tài thương mại:

Trọng tài thương mại ra đời để giải quyết tranh chấp thương mại( là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 điều 2 pháp lệnh TT).

  • Tranh chấp trọng tài chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài TM nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này phải có hiệu lực.
  • Trong các trường hợp thỏa thuận TT vô hiệu thì trọng tài TM sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Ví dụ khoản 1 Điều 10 quy định tranh chấp phát sinh ko phải tr/c thuơng mại hoặc tại khaỏn 4, các bên ko thỏa thuận chỉ đích danh TTTT giải quyết tr/c và sau đó ko thỏa thuận bổ sung thì đương nhiên Ttài ko có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy pháp luật quy định trọng tài TM có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và chỉ có thẩm quyền khi các bên thỏa thuận và thỏa thuận có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ 2: Thỏa thuận trọng tài:

Pháp luật quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài( điêu3 pháp lệnh TT) theo đó tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.

Tố tụng trọng tài được thực hiện trên nguyên tắc: có thỏa thuận trọng tài thì mới có tố tụng trọng tài. Pháp luật quy định về hình thức, thời điểm, nội dung và hiệu lực của sự thỏa thuận trọng tài như sau:

  • hình thức: phải lập thành văn bản trong bất kì THợp nào ( Đ9 pháp lệnh)
  • nội dung: thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, trung tâm TT nào có thẩm quyền.
  • thời điểm: có thể thỏa thuận trc hoặc sau khi có tranh chấp(Đ3 pháp lệnh)
  • các TH vô hiệu: Điều 10 pháp lệnh.

Như vậy thỏa thuận trọng tài là một căn cứ quan trọng quyết định việc tranh chấp có được giải quyết bằng phương thức trọng tài hay không.

  1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài:

Thứ nhất: nguyên tắc thỏa thuận trọng tài

  • thỏa thuận TT là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
  • nguyên tắc chung là không có thỏa thuận trọng tài thì ko có tố tụng trọng tài.Các bên có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra thì tranh chấp mới được giải quyết banừg con đường trọng tài.

–  Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng.

– Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng.

  • Thỏa thuận TT phải được lập thành văn bản trong mọi trường hợp.
  • Các trường hợp vô hiệu đc quy định tại điều 10 pháp lệnh( câu 59).thời hiệu tuyên bố thỏa thuận vô hiệu là 6 tháng sau khi kí kết thỏa thuận nhưng phải trc ngày mở phiên họp đầu tiên.
  • Sau khi thụ lý đơn, nếu thấy thỏa thuận vô hiệu thì trọng tài ra quyết định đình chỉ vụ án.

–  Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Đ10PL)

  • Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Đ2 Pháp lệnh TTTM.
  • Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.
  • Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc qui định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung.
  • Thỏa thuận trọng tài không thỏa mãn quy định về hình thức để tố tụng trọng tài có hiệu lực.
  • Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. (Thời hiệu để yêu cầu là 6 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài và trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp).

Tóm lại tranh chấp Tm đc giải quyết bằng trọng tài khi các bên có thỏa thuận, thỏa thuận này có hiệu lực.

Thứ hai: nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan

  • trọng tài viên phải có đủ điều kiện nhất định( điều 12): có đủ năng lực hvi dân sự , phẩm chất đạo đưc tốt, trung thực, vô tư, khách quan, có bằng đại học và đã qua thực tế công tác trên 5 năm( người bị quản chế,truy cứu TNHS đã kết ná, chưa xóa ná thì ko đc làm trọng tài, thẩm phán, ksviên, đtra viên..ko đc làm trọng tài)
  • Khi tham gia giải quyết tranh chấp trọng tài viên phải thật sự là người thứ 3 độc lập, không liên quan tới các bên cũng như ko có bất kì lợi ích nào liên quan ( ttài viên ko đc là ngưoiừ thân thích với các bên, có lợi ích trong vụ tranh chấp, có căn cứ cho rằng ko vô tư, khách quan)
  • Từ khi được chọn haợc chỉ định giải quyết tranh chấp, trong quá trình giải quyết, trọng tài viên phải thông báo công khai, kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình.
  • Khi giải quyết phải căn cứ vào tình tiết, chứng cứ, không bị chi phối bởi cá nhân, tổ chức nào.
  • Nếu ttài viên ko vô tư, khách quan, vi phạm nghĩa vụ ttài thì quyết định ttài viên bị hủy.(Đ54).

Thứ 3: Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật:

–         Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được chỉ định. Để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng các bên , trọng tài viên cần thiết phải tuân theo pháp luật.

–         Bên cạnh đỏ trọng tài viên cần thiết phải căn cứ vào pháp luật, tôn trọng pháp luật vì nếu ttài viên ko căn cứ pháp luật, nhận hối lộ,có hành vi vi phạm đạo đức thì sẽ bị yêu cầu thay đổi trọng tài.

– Căn cứ vào pháp luật đảm bảo ttài viên giải quyết vô tư, khách quan.

Thứ 4: Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận các bên.

  • Các bên có tranh chấp được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt, các bên có thể thỏa thuận với nhau nhiều vấn đề liên quan tới thủ tục giải quyết mà ttài phải tôn trọng.
  • Quyền hạn của hội đồng trọng tài do các bên giao cho(chỉ khi các bên có thỏa thuận thì ttài mới có thẩm quyền), các bên có toàn quyền trong việc lựa chọn hình thức tố tụng: trọng tài trung tâm hay trọng tài vụ viêc, trung tâm trọng tài cụ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Các bên còn có quyền thỏa thuận về địa điểm giải quyết ,nếu ko thỏa thuận thì trọng tài mới lựa chọn..
  • Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn nộp đơn tự bảo vệ, thời gian mở phiên họp, sau khi ko có thỏa thuận thì ttài mới quyết định

Thứ năm: nguyên tắc giải quyết 1 lần

Để đảm bảo tranh chấp có thể giải quyết được nhanh chóng,dứt điểm, thủ tục trọng tài được quy định là rất đơn giản, ngắn gọn, ko có nhiều giai đoạn như Tttòa án.

Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, không có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm và cũng ko có tái thẩm, giám đốc thẩm.

  1. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài:
  2. Thời hiệu (Đ21 PLTTTM)

– Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định của thời hiệu đó.

– Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ khi xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng.

  1. Thủ tục giải quyết tranh chấp: vụ việc có thể được giải quyết tại:

– Hội đồng Trọng tài  do Trung tâm Trọng tài tổ chức

– Hội đồng Trọng tài  do các bên thành lập.

* Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

Trường hợp vụ việc được giải quyết bởi một hội đồng trọng tài do các bên thành lập: nguyên đơn gởi đơn kiện cho bị đơn. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài: đơn sẽ được nguyên đơn gởi cho Trung tâm Trọng tài TM mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn

– Nguyên đơn phải đơn yêu cầu kèm theo bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. (Bản sao phải có chứng thực hợp lệ.) . Trong đơn yêu cầu tóm tắt nội dung tranh chấp, ghi rõ địa chỉ các bên và tên của trọng tài viên được nguyên đơn chọn

– Khi gửi đơn yêu cầu, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận khác về người ứng trước phí trọng tài. Về nguyên tắc, khoản lệ phí này sẽ do người thua kiện trả.

– Trung tâm trọng tài phải gửi bản sao đơn kiện và các chứng cứ cho bị đơn trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu của nguyên đơn và tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo mà Trung tâm TT gởi đến, bị đơn phải gởi cho Trung tâm TT bản tự bảo vệ. Nếu bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của TT, không có thỏa thuận TT hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì có quyền nêu ra trong bản tự bảo vệ.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại HĐTT do các bên thành lập, khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo thì bị đơn phải gởi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên của TTV mà mình chọn.

* Bước 2: Thành lập Hội đồng trọng tài.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ lúc nhận được đơn kiện do TTTTTM gửi đến kèm theo danh sách Trọng tài viên, bị đơn phải chọn 1 Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài TM.

– Nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên thì trong một thời hạn nhất định (7 ngày) Chủ tịch của Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chọn, các TTV này phải chọn TTV thứ 3 làm chủ tịch HĐTT. Nếu các TTV không chọn được 1 TTV làm chủ tịch HĐTT thì chủ tịch TTTT sẽ chỉ định một TTV làm chủ tịch HĐTT.

– Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp đó do một TTV duy nhất giải quyết nhưng không chọn được TTV thì có quyền yêu cầu chủ tịch TTTT chỉ định một TTV duy nhất trong thời hạn 15 ngày.

– Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một hội đồng trọng tài.

– Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau: (Đ27 PLTTTM)

+ Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó.

+ Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp.

+ Có căn cứ rõ ràng cho thấy TTV không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ

Từ khi được chọn hoặc chỉ định và trong quá trình tố tụng, TTV phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình.

Bước 3: Giải quyết tranh chấp.

* Chuẩn bị giải quyết tranh chấp

– TTV phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và tiến hành những công việc cần thiết cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp.

– TTV có thể nghe ý kiến trình bày của các bên, tìm hiểu vụ tranh chấp từ những tổ chức, cá nhân có liên quan.

– TTV có thể trưng cầu giám định theo yêu cầu của các bên có tranh chấp. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên cùng mời giám định thì phải cùng nộp tạm ứng phí giám định.

– Các bên thỏa thuận lựa chọn thời gian, địa điểm phiên họp giải quyết tranh chấp, nếu các bên không có thỏa thuận thì Chủ tịch HĐTT hoặc TTV duy nhất quyết định.

– Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai, trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, hội đồng trọng tài cũng có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp.

* Hòa giải:

– Trong quá trình tố tụng, các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu HĐTT hòa giải, nếu đạt được sự thỏa thuận, theo yêu cầu của các bên, HĐTT sẽ đình chỉ tố tụng.

– Thời gian giải quyết các tranh chấp do HĐTT quyết định nếu các bên không có thỏa thuận khác, các bên có thể trực tiếp hay ủy quyền cho người khác tham dự phiên họp.

Nếu hòa giải thành, HĐTT ra quyết định công nhận

* Tổ chức phiên họp giải quyết  tranh chấp:

– Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu nguyên đơn không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng thì coi như rút đơn kiện. Bị đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì HĐTT vẫn tiếp tục tiến hành việc giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

– Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có quyền yêu cầu HĐTT hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. HĐTT phải hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp.

– Mọi diễn biến của phiên họp phải được ghi vào biên bản, các TTV và thư ký phải ký vào biên bản.

– Trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật hiện hành để áp dụng cho vụ tranh chấp, các Điều ước quốc tế có liên quan trên cơ sở có tính đến các tập quán thương mại và thông lệ quốc tế và những tài liệu, hợp đồng trong hồ sơ vụ kiện để giải quyết tranh chấp.

– Khi quyết định, HĐTT quyết định theo đa số và ý kiến thiểu số phải được ghi vào biên bản. Quyết định của HĐTT phải có đầy đủ chữ ký của các TTV.

– Quyết định của Trọng tài được công bố cho các bên ngay sau khi kết thúc phiên họp hoặc có thể công bố sau nhưng chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in ấn hoặc những lỗi kỹ thuật khác. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Hội đồng trọng tài tiến hành sửa chữa và phải thông báo cho các bên.

  1. Thi hành quyết định Trọng tài:

– Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu các bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy quyết định trọng tài theo quy định tại điều 50 Pháp lệnh, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp Tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

– Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực.

– Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

  1. Vấn đề hủy quyết định Trọng tài:

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gởi tòa án cấp Tỉnh nơi HĐTT ra quyết định, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

– Quyết định trọng tài có thể bị hủy trong các trường hợp sau:

+ Không có thỏa thuận trọng tài;

+ Thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

+ Thành phần HĐTT, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên;

+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT;

+ Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có TTV vi phạm nghĩa vụ của TT;

+ Quyết định TT trái với lợi ích công cộng của nước CHXHCNVN.

* SS tố tụng trọng tài với tố tụng tòa án:

Giống nhau:

  • Nguyên tắc các chủ thể giải quyết phải vô tư ,khách quan ,độc lập và chỉ căn cứ theo pháp luât.( pháp luật TTDS có nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng).
  • Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận trong TT trọng tài giống nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt trong Tttòa án.
  • Đều bảo đảm quyền bảo vệ của các bên tranh chấp( TTTTài các bên có quyền mời luật sư giống trong TTTA).

Khác nhau:

                  Tố tụng trọng tài      Tố tụng Tòa án
chỉ có sự tham gia của trọng tài, các bên tranh chấp, có thể có luật sư, ko hội thẩm

– giải quyết không công khai, quyết định của trọng tài ko đc công khai, đảm bảo uy tín của các bên

– nguyên tắc chỉ giải quyết 1 lần, quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm, có hiệu lực pl ngay, ko bị kháng cáo, kháng nghị

– nguyên tắc tự định đoạt của các đương sư:

+ các đương sự có quyền thỏa thuận trong mọi vấn đề, lựa chọn trọng tài viên giải quyết, lựa chọn thời gian, địa điểm giải quyết

+ chỉ khi có thỏa thuận thì mới có tố tụng trọng tài

– không có nguyên tắc này: các bên tự hòa giải hoặc yêu cầu Ttài hòa giải chứ ko bắt buộc Trọng tài tổ chức hòa giải

nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia

– nguyên tắc xét xử công khai đảm bảo xxử minh bạch, đúng pháp luật

– nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử: bản án sơ thẩm có thể bị kcáo,knghị theo thủ tục phúc thẩm.bên cạnh đó còn ngtắc giám đốc việc xét xử

+ phạm vi thực hiện quyền hẹp hơn, phải tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng nghiêm ngặt, ko đc lựa chọn người tiến hành tố tụng cũng như địa điểm, thời gian giải quyết tranh chấp

+ chỉ cần 1 trong hai bên khởi kiện ra tòa thì sẽ tiến hành tố tụng Tòa án

– Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa án: trong tTDS hòa giải là một chế định bắt buộc, trc khi mở phiên tòa sơ thẩm, Tòa án phải tổ chức hòa giải, nếu ko thành công thì mới đưa ra xxử

HaiChauBK

Để lại lời nhắn của bạn ở đây ^^